Cụ thể hơn, kết quả cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ người học sau độ tuổi trung học phổ thông (từ 25 tuổi trở lên) khá cao, vào khoảng 86,9%. Đặc biệt, ở độ tuổi từ 25 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ 84,62%, trên 50 tuổi có 501 người, thậm chí từ 60 tuổi trở lên có 150 người. Bên cạnh đó, tỷ lệ người học có trình độ sau trung học phổ thông cũng khá cao, khoảng 49,50%.
Điều này cho thấy nhu cầu học tập để thay đổi, thích ứng với những chuyển đổi công việc hoặc yêu cầu công việc là một thực tế. Không chỉ là học ĐH để tiếp tục chặng đường liên tục của quá trình học tập sau trung học phổ thông, số người có trình độ tiến sĩ quay lại học tiếp ĐH, tất nhiên ở một ngành khác, là 0,05% (11 người), trong khi tỷ lệ này của thạc sĩ là 0,89% (196 người) và ĐH là 18,14% (3.994 người).
Tỷ lệ người học giữa nam và nữ là tương đối cân bằng. Chứng tỏ rằng việc học, nhu cầu và khả năng học tập cũng như việc đáp ứng nhu cầu học tập là bình đẳng đối với mọi người.
Tin cùng chuyên mục

TPHCM: Học sinh mầm non và phổ thông có 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023

Trường mầm non ngoài công lập loay hoay tuyển dụng, giữ chân giáo viên

Vụ nam sinh bị đánh hội đồng ở Hà Tĩnh: Công an triệu tập 7 học sinh

Kết luận của 2 Phó Thủ tướng về học phí và sách giáo khoa

Những điều chỉnh trong nội dung chương trình giáo dục phổ thông

Xác minh clip nam sinh lớp 9 ở Hà Tĩnh bị vây đánh giữa đường

TPHCM triển khai quy trình thực hiện “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” theo quy định mới

Hỗ trợ thí sinh tự do đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ dự lễ khánh thành Trường Mầm non Quận 3
