Ngoài ra, thành phố còn tổ chức các hội thảo, tập huấn và tuyên truyền cho các cơ sở công nghiệp về các quy định và thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…
Trong lĩnh vực quản lý chất thải, thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đầu tư phát triển hạ tầng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đồng bộ. Ngoài ra, thành phố còn triển khai các dự án xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng và tái chế tài nguyên, tái chế để xử lý chuyển đổi rác thải thành năng lượng, phân bón compost và nhựa. Đối với lĩnh vực GTVT, thành phố đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu và phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng mới (năng lượng tái tạo và các năng lượng sạch hơn so với nhiên liệu truyền thống), tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích việc sử dụng các phương tiện chạy bằng điện hoặc các nhiên liệu mới, đầu tư và phát triển các trạm nạp khí CNG...
Phó Giám đốc Sở TN-MT TPHCM Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, mặc dù những thành quả đạt được trong hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu của TPHCM còn hạn chế, nhưng thành phố cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt giữa Hà Nội và TPHCM vẫn luôn hợp tác rất chặt chẽ trong việc triển khai kế hoạch hành động quốc gia. Trong thời gian tới, các cấp, ngành cần chung tay đóng góp ý tưởng, kinh phí để tìm ra hướng tiếp cận hiệu quả hơn trong ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện tăng trưởng xanh cho thành phố.
Tin cùng chuyên mục

Thế giới có thể ấm hơn khoảng 2,3 - 2,7°C

Hà Lan tài trợ 19,5 triệu USD cho thích ứng với biến đổi khí hậu TP Vĩnh Long

Thiên tai gây thiệt hại hàng tỷ USD trên thế giới năm 2021

Thêm 30 triệu USD để Việt Nam thích ứng biến đổi khí hậu

ADB dành tới 100 tỷ USD tài trợ ứng phó biến đổi khí hậu

Nâng cao tỷ lệ phát triển năng lượng tái tạo

Tiết kiệm năng lượng nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu có thể khiến dân số TPHCM “phình” thêm

Sửa luật, mở đường chỉnh trang kênh rạch
