Các cơ quan này gồm: Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT, Bộ LĐTB-XH, Bộ KH-ĐT và Bộ TT-TT. Trong quá trình triển khai thực thi hiệp định, trường hợp cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Trước đó, Bộ Công thương ký quyết định thành lập Nhóm tư vấn trong nước (Domestic Advisory Group - DAG) Việt Nam theo quy định tại Chương Thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Thành viên Nhóm DAG Việt Nam sẽ đại diện cho lợi ích chính đáng liên quan đến thương mại và phát triển bền vững tại Việt Nam gồm 3 phân nhóm là kinh tế, xã hội và môi trường, như: Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (đại diện giới sử dụng lao động), Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD). Nhóm DAG Việt Nam hoạt động như một diễn đàn, có chức năng và nhiệm vụ tập hợp, trình bày quan điểm và đưa ra khuyến nghị, tư vấn, góp ý phù hợp để gửi đến Ủy ban Thương mại và phát triển bền vững của EVFTA.
Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu chứng khoán và thép bứt phá, VN-Index vượt 1.200 điểm

Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng giá trị tại SHTP

Đổ nợ vì sâm Ngọc Linh chết hàng loạt

TPHCM: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng cao

Xăng dầu tăng giá, tàu cá nằm bờ

Người bán chia sẻ lợi nhuận, mãi lực tăng

Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022: Khởi nguồn cho những dòng chảy đầu tư mạnh

Xuất khẩu điều giảm do giá dầu tăng, dịch bệnh, chiến tranh Nga - Ukraina

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Ngành dầu khí phải đảm bảo an ninh năng lượng
