
Theo đánh giá của Bộ Công thương, dù là ngành mũi nhọn của xuất khẩu, nhưng công nghiệp điện tử - ngành công nghệ cao của Việt Nam - vẫn đang loay hoay trong thế gia công, phần lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay nhà đầu tư ngoại.
Nhìn vào số liệu nêu trên có thể thấy ngay một điểm yếu căn bản của công nghiệp điện tử nói riêng, công nghiệp Việt Nam nói chung, là vẫn nặng về gia công nên giá trị gia tăng thu về cho đất nước còn rất khiêm tốn, do phụ thuộc chủ yếu vào một số nhà đầu tư FDI như Samsung, Canon, LG, Panasonic, Nokia.
Theo khuyến cáo của một số chuyên gia, để phát triển ngành công nghiệp điện tử, trước mắt cần có chính sách phù hợp với thực tế, nhất là trong bối cảnh hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn vào năm 2018.
Cụ thể, đầu tiên phải có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử nhằm nâng cao năng suất, thúc đẩy chuỗi giá trị, hạn chế dựa vào những lợi thế sẵn có. Các doanh nghiệp trong nước cần xác định rõ mục tiêu trong việc nâng cấp công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời phát triển nguồn nhân lực vận hành hệ thống mới.
Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu, phát triển và tìm kiếm những công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo, phát triển bền vững kinh tế tập thể

Thành lập Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Thủ Đức

Quảng Ngãi: Trồng hoa tết trong lòng thành phố

Ngư dân Hà Tĩnh trúng mẻ cá chim vây vàng khoảng 600 triệu đồng

Diện mạo tươi sáng của nền kinh tế sau 35 năm đổi mới

Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%

Năm 2020: Việt Nam xuất siêu gần 20 tỷ USD

Đầu tư mạnh vào kinh doanh sáng tạo

Nắng lên, nông dân tranh thủ xuống đồng
