Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm với sản phẩm tác động tới môi trường

Theo Bộ TN-MT, thực hiện quy định của Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) có lộ trình như sau: từ tháng 1-2024, áp dụng trách nhiệm đối với nhà sản xuất, nhập khẩu săm lốp, pin ắc quy, dầu nhớt, bao bì thực phẩm phải thực hiện tái chế bao bì; từ tháng 1-2025, nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm điện, điện tử khác phải thực hiện tái chế; đến năm 2027, nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông phải thực hiện tái chế.

Nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì với nhóm sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, tã bỉm, băng vệ sinh, kẹo cao su, thuốc lá... phải có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải. 

Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ TN-MT, cho biết, các nhà sản xuất, nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tác động tới môi trường mà sản phẩm của họ sẽ gây ra trong suốt chuỗi cung ứng, từ giai đoạn thiết kế đến thải bỏ. Các doanh nghiệp có thể tự thu gom tái chế, thuê hoặc ủy quyền cho đơn vị trung gian tái chế. Trường hợp nhà sản xuất không tự tổ chức tái chế, sẽ phải đóng góp một phần kinh phí vào Quỹ Bảo vệ môi trường.  

Tin cùng chuyên mục