Nghỉ việc nhiều năm, giờ chốt sổ BHXH ra sao?

Tôi từng công tác ở Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc - Học viện Chính trị Quốc gia (khu vực 2 - TPHCM) được 15 năm (1980-1995). Năm 1995, tôi nghỉ theo diện giảm biên chế. Trường ra quyết định cho tôi thôi việc nhưng tôi chưa nhận quyết định, chưa nhận chế độ thôi việc.
Từ năm 1995 đến nay, tôi ở nhà, không làm ở đâu. Nay tôi 58 tuổi, tôi cần làm như thế nào để chốt sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH)? Tôi có thể đóng tiếp BHXH để hưởng lương hưu hay không? (BÙI THỊ PHÁI, quận Thủ Đức, TPHCM)
Ông CAO VĂN SANG, Giám đốc BHXH TPHCM: Theo quy định, để được tính thời gian công tác trong cơ quan, đơn vị nhà nước trước tháng 1-1995 thì phải công tác liên tục đến tháng 1-1995. Trường hợp tự ý bỏ việc trước tháng 1-1995 thì không được tính thời gian công tác để hưởng BHXH. Để được xem xét như yêu cầu, đề nghị bà cung cấp toàn bộ hồ sơ có liên quan như: lý lịch gốc, hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, biên chế, điều động, tiếp nhận, xếp lương, nâng lương... Trường hợp thuyên chuyển công tác phải có quyết định điều động của đơn vị cũ và quyết định đồng ý tiếp nhận của đơn vị mới. Bà cần nộp hồ sơ cho BHXH quận nơi cư trú để xem xét giải quyết. 
Giả sử được tính thời gian công tác từ 1980-1995 thì bà có 15 năm đóng BHXH. Do đã 58 tuổi nên bà có thể đóng BHXH tự nguyện một lần cho 5 năm còn thiếu, để đủ 20 năm thì sẽ được hưởng lương hưu. Nếu bà hưởng lương hưu từ năm 2018 trở đi thì cách tính tỷ lệ lương hưu có thay đổi so với cách tính lương hưu năm 2017.
Tôi nhập ngũ năm 1979; năm 1983, tôi chuyển ngành về Huyện ủy huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp), đến năm 1994 thì nghỉ việc vì lý do sức khỏe, hưởng 10 tháng lương chính. Năm 1997, tôi làm Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 4, quận 8, TPHCM. Năm 1998, tôi được điều chuyển qua công tác tại UBND phường 4 và năm 2006 làm cán bộ không chuyên trách đến nay. Đề nghị giải thích giúp tôi: Huyện ủy huyện Thanh Bình không tính thời gian công tác liên tục trong quân ngũ của tôi (4 năm, 6 tháng) và không có trợ cấp kèm theo là có đúng không? Thời gian đó có được tính cộng dồn vào thời gian sau này tôi đang công tác không? Thời gian công tác tiếp theo tại phường 4 quận 8 từ năm 1997 đến nay có được tính vào thời gian đóng BHXH để hưởng hưu trí không? (TRẦN TRUNG CẦN, quận 8, TPHCM)
Về việc Huyện ủy huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) không tính thời gian công tác liên tục trong quân đội để tính trợ cấp khi ông thôi việc năm 1994, nội dung này không thuộc thẩm quyền của BHXH TPHCM, ông nên hỏi Sở LĐTB-XH tỉnh Đồng Tháp. 
Về thời gian công tác tại phường trước tháng 1-1998, theo quy định tại Thông tư 13 của Bộ Nội vụ, chỉ các chức danh sau mới được tính là thời gian công tác để hưởng BHXH: chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thư ký hay ủy viên thường trực ủy ban hành chính xã, bí thư, phó bí thư, thường vụ đảng ủy xã, đảng ủy viên thường trực (bí thư, phó bí thư, thường vụ chi ủy xã, chi ủy viên thường trực phụ trách văn phòng chi bộ xã ở những xã chưa tổ chức thành đảng ủy), xã đội trưởng, xã đội phó, chính trị viên xã đội, chính trị viên phó xã đội (nếu có).
Thời công tác sau tháng 1-1998 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 09/1998 của Chính phủ. Những người làm công tác đảng, công tác chính quyền, trưởng các đoàn thể: chủ tịch MTTQ, hội trưởng hội phụ nữ, hội trưởng hội nông dân, hội trưởng hội cựu chiến binh, bí thư đoàn và cán bộ thuộc 4 chức danh chuyên môn tại các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ xã), được tham gia BHXH.
Từ tháng 8-1998, ông được điều chuyển qua công tác tại UBND phường 4 quận 8 cho đến tháng 5-2006, do không rõ chức danh nên không thể xác định ông có thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định pháp luật hay không. Ông vui lòng đối chiếu quy định trên. Riêng cán bộ không chuyên trách xã/phường thuộc đối tượng đóng BHXH từ tháng 1-2016 trở đi. Để biết cặn kẽ hơn, ông nên tập hợp hồ sơ chuyển BHXH quận 8 xem xét, phục vụ ông 

Tin cùng chuyên mục