
Cụ thể, tại bản Khe Bu (xã Châu Khê, huyện Con Cuông), bước đầu có 4 hộ dân, mỗi hộ nhận 1 con bò hoặc 4 con dê sinh sản để nuôi theo hình thức tín dụng nhỏ và quay vòng vốn. Đây là các hộ dân đã cam kết tham gia hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng và có nguyện vọng phát triển sinh kế thông qua chăn nuôi gia súc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương. Sau khi nhận nuôi và sinh sản thành công, 4 hộ dân này sẽ bàn giao lứa bò và dê con đầu tiên cho 4 hộ khác trong bản.
Tại bản Cò Phạt (xã Môn Sơn, cùng huyện Con Cuông), FFI hỗ trợ triển khai mô hình trồng cây rễ hương cho 7 hộ dân, với diện tích 2ha. Rễ hương là nguyên liệu dùng làm hương sinh học, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, yêu cầu kỹ thuật trồng và chăm sóc đơn giản nên phù hợp với trình độ canh tác của bà con tộc người Đan Lai.
Tộc người Đan Lai là một trong những dân tộc ít người của Việt Nam, chỉ sinh sống tại địa bàn huyện Con Cuông (Nghệ An). Trước đây, tộc người này chỉ sống trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc xã Môn Sơn và Châu Khê, ngày nay được đưa ra tái định cư ở một số nơi trên địa bàn huyện Con Cuông.
Tin cùng chuyên mục

Xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

TPHCM kiến nghị bỏ quy định tiêu hủy tranh nếu không vi phạm điều cấm

Quy định rõ việc “xin ý kiến” khi ban hành kết luận thanh tra

TPHCM công bố Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường

Hà Nội yêu cầu tổng kiểm tra karaoke, bar, vũ trường

Thống nhất giao kế hoạch vốn cho 3 dự án quan trọng quốc gia, trong đó có đường Vành đai 3 TPHCM

Công an TPHCM hứa tiếp thu kiến nghị “không thu sổ hộ khẩu”

Kỷ luật lãnh đạo Bệnh viện quận Bình Tân và Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan Công ty Việt Á

Chủ tịch Quốc hội: “1 phút là đủ chất vấn 3 câu”
