Ngăn bạo hành trong hôn nhân

Thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đang triển khai dịch vụ cho các cặp đăng ký kết hôn từ ngày 1-7 có thể điền vào mẫu đơn và xem các đối tác của họ có từng gây bạo hành hay không với các thành viên trong gia đình hoặc trong thời gian sống thử.
Lo ngại bạo hành gia đình đang gia tăng ở Trung Quốc
Lo ngại bạo hành gia đình đang gia tăng ở Trung Quốc

Tất cả những gì họ cần làm là cung cấp số ID chính thức và thông tin cá nhân về người mà họ chuẩn bị kết hôn.

Theo bà Zhou Danying, thành viên của Hội Phụ nữ thành phố Nghĩa Ô, cơ sở dữ liệu về bạo hành gia đình hiện sử dụng thông tin do tòa án và các cơ quan an ninh công cộng cung cấp số liệu từ năm 2017.

Hệ thống này cũng đã được ca ngợi trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, với nhiều người nổi tiếng trên mạng Sina Weibo kêu gọi nên được áp dụng trên toàn quốc. Một số người nói rằng hệ thống mới cũng nên áp dụng cho các vụ bạo hành trẻ em, nhằm hướng đến việc minh bạch các vụ đánh đập và lạm dụng thể xác hay bạo lực tình dục.

Đã có những lời kêu gọi ngày càng tăng ở Trung Quốc trong những năm gần đây đòi nghiêm trị những người có tiền sử bạo lực gia đình. Trước năm 2001, tại Trung Quốc, lạm dụng thể xác thậm chí không phải là căn cứ để ly hôn. Luật pháp chỉ có hiệu lực vào tháng 3-2016 khi bạo lực gia đình bị trừng phạt.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc dẫn các báo cáo của cảnh sát cho biết bạo lực gia đình tăng gấp đôi hoặc gấp ba ở một số khu vực trong khi công dân ở nhà thời kỳ phong tỏa do đại dịch Covid-19. Tháng 5-2020, nỗi lo về bạo lực gia đình đã tăng lên sau khi Trung Quốc đưa ra luật quy định, từ năm 2021 cả hai bên sẽ có khoảng thời gian “hòa giải” 30 ngày. 

Tin cùng chuyên mục