Nâng cao nghiệp vụ ngành du lịch sau dịch Covid-19

Với ngành du lịch, nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ luôn là một chương trình cần thiết được trau dồi trong mọi thời điểm, nhất là sau dịch Covid-19.

Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống, kinh tế - xã hội gây ra nhiều khó khăn chung
Dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống, kinh tế - xã hội gây ra nhiều khó khăn chung

Theo đó, sáng 16-6, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng và Sở du lịch thành phố Đà Nẵng, Hội Khách sạn Đà Nẵng phối hợp tổ chức khai giảng các Khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ Buồng theo tiêu chuẩn VTOS và Khóa đào tạo kỹ năng Sales OTA.

Ông Nguyễn Duy Minh, Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống, kinh tế - xã hội gây ra nhiều khó khăn chung. Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn và phong trào hoạt động chung của Công đoàn.

Lớp học nâng cao nghiệp vụ Sales OTA
“Các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với Công đoàn cơ sở thực hiện tổ chức hội nghị người lao động đưa ra phương án điều chỉnh tiền lương, xây dựng lại thang lương, bảng lương, tăng mức chi trợ cấp, thực hiện điều chỉnh bữa ăn giữa ca… với nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động, đặc biệt với lao động nữ so với luật định”, ông Nguyễn Duy Minh cho hay.
Nâng cao nghiệp vụ ngành du lịch sau dịch Covid-19 ảnh 2 Sau dịch Covid-19 là giai đoạn cần thiết để tiến hành đào tạo nhân viên, kỹ năng lãnh đạo
Mặt khác, trước đây, Hội khách sạn đã tổ chức các khóa về đào tạo nhân viên, kỹ năng lãnh đạo... Tuy nhiên, đây thực sự là giai đoạn cần thiết để tiến hành khóa đào tạo về kinh doanh trên mạng Sales OTA và nghiệp vụ buồn phòng bởi sau dịch Covid-19, ngành du lịch có những chuyển biến mới.
Nâng cao nghiệp vụ ngành du lịch sau dịch Covid-19 ảnh 3 Sau dịch Covid-19, người dân lo ngại đến các văn phòng trực tuyến khi đi du lịch
Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng thư ký hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng nhìn nhận, kinh doanh qua mạng ngày càng quan trọng vì sau dịch Covid-19, người dân lo ngại đến các văn phòng trực tuyến khi đi du lịch. Xu hướng của người đi du lịch khác trước đây, du khách sẽ tập trung vào mục tin online, trên đó họ sẽ lựa chọn những khách sạn cơ sở lưu trú nghỉ dưỡng thích hợp. Vì vậy, hội khách sạn cần có những kế hoạch hợp lý hơn trong từng thời điểm.

“Hiện kinh doanh trên mạng đang là xu thế mà chúng tôi cần thúc đẩy ngay lập tức để đón đầu thực khách nội địa và sang các thị trường quốc tế sau này”, ông Nguyễn Đức Quỳnh nói.

Theo thống kê ngành du lịch thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 5-3, tổng số lao động ngành du lịch Đà Nẵng bị mất việc do dịch Covid-19 hơn 23.000/35.000 lao động, chiếm tỷ lệ trên 71%. Trong đó, nhiều nhất là lao động khối lưu trú, dịch vụ, vận chuyển... với 18.000 người mất việc. Tiếp theo là hướng dẫn viên với 4.000 lao động và còn lại 1.000 lao động mất việc thuộc về khối lữ hành.

Hiện các hoạt động dịch vụ đã mở cửa lại 60%-70%
Bà Lê Thị Ái Diệp, Trưởng phòng quản lý cơ sở lưu trú, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch các sở ban ngành đang từng bước tổ chức những sự kiện, các hoạt động chương trình nhằm kích cầu du lịch để từng bước khôi phục lại từng hoạt động của ngành du lịch. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo hỗ trợ du lịch. Hiện các hoạt động dịch vụ đã mở cửa lại 60%-70%.

Tin cùng chuyên mục