Masan Group tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập

Ngày 1 tháng 4 vừa qua, Tập đoàn Masan tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập tại Sa Pa, Lào Cai. Sự kiện được tổ chức cùng ngày với Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2021 của Masan Group với chủ đề “Cùng đến nóc nhà Đông Dương”.

Masan ghi dấu tuổi 25 rất đặc biệt tại Sa Pa là nơi có đỉnh Fansipan - ngọn núi cao nhất Đông Dương. Đây là địa điểm được Masan chọn để ghi dấu hành trình thế kỷ “Phụng sự người tiêu dùng”, cũng như thể hiện khát vọng chinh phục đỉnh cao, vươn ra thế giới.  

Là nơi làm việc của 40.000 người, Masan được đánh giá là một trong những môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam. Tập đoàn Masan vinh danh 25 cá nhân có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Tập đoàn tại Lễ kỉ niệm 25 năm 
Trước đó, trên hành trình đến “Nóc nhà Đông Dương”, những nhân vật chủ chốt của Masan và đội chiến sĩ xung kích Spearheads đã đi qua cung đường tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam gồm: Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, cùng nhau tuyên thệ tại đỉnh Fansipan. Những hoạt động này hàm ý cho sự đoàn kết, bản lĩnh và khát vọng vươn tầm của người Masan. 
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan Group phát biểu tại buổi lễ
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group đã chia sẻ về chặng đường 1/4 thế kỷ của tập đoàn kinh tế tư nhân thuộc hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay: “Cách đây đúng 1/4 thế kỷ, Masan khởi đầu hành trình của mình với niềm tin rằng “Phụng sự người tiêu dùng” là cách tốt nhất để thành công trong kinh doanh. Công nghệ và các phát kiến sáng tạo là động lực cho sự tăng trưởng đột phá và giá trị gia tăng vượt trội. Cùng với đó, chúng tôi tự hào về giá trị Việt và khao khát được trở thành một phần của niềm tự hào Việt Nam. 25 năm qua, các thế hệ Masan đã bước đi với niềm tin, tình yêu, nhiệt huyết và khát vọng mãnh liệt đó trong tim”.

Từ nhà máy sản xuất gia vị đến tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam

Cách đây 25 năm, công ty tiền thân của Masan Group được thành lập vào năm 1996, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và hàng tiêu dùng châu Á tại thị trường Đông Âu. Trong những ngày đầu, Masan chủ yếu tập trung vào thị trường Nga với sản phẩm phổ biến là mì ăn liền. 

Nhà máy sản xuất của Masan có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước
Đến những năm 2000, Masan bắt đầu chuyển sự tập trung vào thị trường trong nước. Năm 2002, công ty giới thiệu ra thị trường sản phẩm nước tương cao cấp Chin-Su. Tiếp nối thành công của Chin-Su, Masan tiếp tục tung ra các nhãn hàng thành công khác như Nam Ngư và Tam Thái Tử. Năm 2007, Masan lấn sân sang thị trường mì gói với thương hiệu Omachi, Tiến Vua.
Sản phẩm của Masan hiện diện và trở thành một phần quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình Việt Nam

Trong thời gian chưa đầy mười năm, các sản phẩm của Masan đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt. Theo báo cáo của Kantar Worldpanel, về thị phần, ngoài mì gói đứng vị trí thứ 2, các sản phẩm khác như nước mắm, nước tương và tương ớt của Masan đều chiếm vị trí số 1 tại Việt Nam.

Năm 2008, công ty đã được cơ cấu lại và chính thức đặt tên là CTCP Tập đoàn Masan, hoạt động kinh doanh thực phẩm tăng trưởng nhanh và sở hữu lợi ích kinh tế tại ngân hàng Techcombank. Masan Group được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11 năm 2009 với mã chứng khoán “MSN”.

Trong những năm tiếp theo, thành lập Công ty Masan Resources hiện nay là Masan High-Tech Materials sở hữu mỏ Núi Pháo, một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới; thành lập Masan Nutri Science nay là Masan MEATLife với sứ mệnh cung cấp nguồn đạm động vật chất lượng cao cho gần 100 triệu người Việt Nam với thương hiệu nổi bật thịt mát MEATDeli.

Cuối năm 2019, Masan Group sáp nhập Công ty VinCommerce - đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart/VinMart+ và 14 nông trường VinEco từ VinGroup. Với bước đi này, Masan chính thức gia nhập thị trường bán lẻ giàu tiềm năng. 

Tháng 6-2020, Masan Group thành lập Công ty The CrownX - công ty sở hữu lợi ích kinh tế của Masan tại VinCommerce và MasanConsumerHoldings. The CrownX đã hình thành nên liên minh Tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, giúp tối ưu hai mảng kinh doanh lớn nhất của tập đoàn này. 

Với chiến lược và lộ trình phát triển đầy tiềm năng, ngày 6-4-2021, VinCommerce  đã thu hút được 410 triệu USD (tương đương 16,26% cổ phần) của Quỹ đầu tư lớn nhất tại Hàn Quốc -SK Group. Ông Woncheol Park, Giám đốc đại diện của SK South East Asia Investment cho biết: “Chúng tôi vô cùng kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt là tầm nhìn của Masan Group trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ nhu yếu phẩm”.

Như vậy, trong vòng 25 năm, Masan từ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm nhỏ đã trở thành một tập đoàn đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực then chốt, từ tiêu dùng, bán lẻ, khai thác khoáng sản đến tài chính. Kết thúc năm 2020, Masan Group đạt doanh thu thuần hợp nhất đạt 77.218 tỷ đồng, tăng 106,7% so với mức 37.354 tỷ đồng trong năm 2019. 

Trong năm 2021 và giai đoạn tiếp theo, Masan Group tập trung vào chiến lược xây dựng nền tảng Point Of Life - tích hợp tất cả các nền tảng kinh doanh trên một nền tảng hợp nhất. Từ đó, “Phụng sự người tiêu dùng” ngày một tốt hơn như triết lý tập đoàn này theo đuổi từ ngày đầu thành lập.  

Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm, kinh doanh gắn với phát triển bền vững

Các mảng kinh doanh của Masan đều là những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhưng cũng cạnh tranh rất khốc liệt tại Việt Nam. Với chiến lược đặt người tiêu dùng làm trọng tâm, Masan đã không ngừng thúc đẩy năng suất thông qua những phát kiến mới, áp dụng công nghệ, xây dựng thương hiệu mạnh, và tập trung hiện thực hóa những cơ hội lớn gắn với cuộc sống hằng ngày của đại đa số người dân.  

Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Masan Consumer và VinCommerce  chia sẻ: “Masan hoạt động theo triết lý “Hằng ngày, chúng ta nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam” bằng việc sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng tất cả các thiết bị, máy móc kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới. Hoạt động - kinh doanh sản xuất của Masan luôn đảm bảo sự phát triển hài hòa tổng thể, gắn liền với giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường, tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước”.

Gặt hái nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, liên tục nhiều năm liền đứng trong Tốp 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Masan cũng luôn ý thức trách nhiệm xã hội của mình. Năm 2020, Masan đã đóng góp gần 5.000 tỷ đồng thuế vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, hàng năm, Masan đều dành một phần lợi nhuận để phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động giúp đỡ và tạo điều kiện cho các hoàn cảnh khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục