Masan đẩy nhanh chuyển đổi The CrownX, người tiêu dùng được hưởng lợi

Tập đoàn Masan vừa chuyển nhượng 5,5% cổ phần phát hành mới (tương đương 400 triệu USD) của công ty con The CrownX cho nhóm đầu tư trong đó có Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA). 
The CrownX hợp nhất nền tảng tiêu dùng và bán lẻ của Masan
The CrownX hợp nhất nền tảng tiêu dùng và bán lẻ của Masan

Thương vụ đang gây xôn xao thương trường này là một trong những chiến lược của Masan nhắm đến thương mại điện tử, xu hướng tất yếu hiện nay thông qua Lazada - nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba. 

Nỗ lực mang đến trải nghiệm vượt trội cho khách hàng

Tháng 4-2021, tại đại hội cổ đông, lãnh đạo Masan khẳng định lại sứ mệnh lâu dài của Masan là Phụng sự người tiêu dùng Việt Nam. Sứ mệnh ấy luôn được thể hiện rõ ràng và xuyên suốt trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Masan khi hướng tới cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho gần 100 triệu người Việt Nam và giúp khách hàng chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. 

Masan đẩy nhanh chuyển đổi The CrownX, người tiêu dùng được hưởng lợi ảnh 1 Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan Group phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông 2021

Mục tiêu cốt lõi của Masan không thay đổi nhưng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD) luôn phát triển không ngừng. Họ cần có các trải nghiệm vượt trội, phù hợp với sở thích và phong cách sống hiện đại thay vì chỉ dừng lại ở nhu cầu cơ bản. 

Một trong những nhu cầu ấy là được phục vụ thông qua thương mại điện tử. Dịch Covid-19 cũng như xu hướng tương lai càng cho thấy đây là điều mà tập đoàn hàng tiêu dùng nào cũng phải hướng tới, vì khách hàng của mình và cả sự phát triển của doanh nghiệp. 

Thời điểm hiện tại, sau khi đã có hệ thống siêu thị quy mô lớn nhất Việt Nam thì Lazada được xem là lựa chọn phù hợp nhất cho sự kết hợp offline-online trong việc mua sắm nhu yếu phẩm hàng ngày. 

Tận dụng cơ sở khách hàng hiện có lên đến 20 triệu người dùng hiện có của Lazada, The CrownX có thêm nhiều cơ hội để gia tăng khả năng tiếp cận, sự hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu để mang đến trải nghiệm vượt trội cũng như đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng. 

Thương vụ này càng cần thiết và sẽ đem lại lợi thế cho các bên khi nhu yếu phẩm là ngành hàng lớn nhất, hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi cho tiêu dùng của người Việt. 

Tiềm năng to lớn cho thương mại điện tử từ ngành hàng nhu yếu phẩm

Sức mạnh hiệp lực giữa điểm bán hiện hữu của VCM (2.500 điểm bán) và nền tảng online hàng đầu của Lazada sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Không chỉ đem tới trải nghiệm mới mẻ cho NTD mà còn giúp NTD tiết kiệm được chi tiêu nhờ giảm bớt các khâu trung gian trong mua sắm nhu yếu phẩm, hàng hóa mà bất cứ gia đình hay cá nhân nào cũng không thể bỏ qua.

Masan đẩy nhanh chuyển đổi The CrownX, người tiêu dùng được hưởng lợi ảnh 2 Khách hàng mua sắm tại siêu thị VinMart

Thương mại điện tử là một trong số ít lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng được phục vụ ở kênh thương mại điện tử chủ yếu là các mặt hàng không thiết yếu, giá trị cao và tần suất mua hàng thấp như thiết bị điện tử, thời trang, mỹ phẩm. Nhu yếu phẩm (đồ uống, thực phẩm) là lĩnh vực chiếm 50% thị trường bán lẻ và 25% chi tiêu của người tiêu dùng Việt lại chưa được phục vụ đúng cách qua kênh mua sắm, online. 

Thỏa thuận của Masan và các nhà đầu tư sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng - bán lẻ hiện đại. Người tiêu dùng được phục vụ các hàng hóa thiết yếu với chất lượng và dịch vụ vượt trội dù đang mua sắm tại cửa hàng hay online. Thỏa thuận đầu tư này còn cho thấy rõ xu hướng nhu yếu phẩm là ngành hàng chủ yếu để thúc đẩy chuyển đổi sang bán lẻ tích hợp O2O. 

Masan đẩy nhanh chuyển đổi The CrownX, người tiêu dùng được hưởng lợi ảnh 3 Masan sở hữu nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng được ưa chuộng

Được biết, ngoài giao dịch trên, Masan đang trong quá trình đàm phán một giao dịch đầu tư chiến lược khác trị giá từ 300 - 400 triệu USD vào The CrownX. Giao dịch dự kiến hoàn tất trong năm 2021. Trong các giao dịch này, Masan vẫn hoàn toàn nắm cổ phần chi phối.

Theo ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group, thỏa thuận hợp tác chiến lược sẽ giúp Tập đoàn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi The CrownX trở thành một Point of Life - nền tảng “tất cả trong một” phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng qua các kênh mua sắm offline và online. Ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là hiện đại hóa thị trường bán lẻ nhu yếu phẩm tại Việt Nam, phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Masan đẩy nhanh chuyển đổi The CrownX, người tiêu dùng được hưởng lợi ảnh 4

Bà Janice Leow, Giám đốc Điều hành tại BPEA chia sẻ: “Tôi tin rằng thỏa thuận đầu tư chiến lược này sẽ góp phần thúc đẩy The CrownX phát triển vượt bậc và xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn thị trường vẫn còn non trẻ. Là nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi tin rằng thị trường Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng, được hỗ trợ bởi các xu hướng kinh tế vĩ mô thuận lợi và đặc biệt là lợi thế dân số trẻ”.

The CrownX: 

Công ty Cổ phần The CrownX (Công ty thành viên của Masan Group) chính thức đi vào hoạt động ngày 30-6-2020. Đây là công ty quản lý phần vốn góp của Masan Group tại 2 công ty: Công ty Masan Consumer Holdings (MCH), Công ty Dịch vụ Thương mại VinCommerce (VCM). Tỉ lệ cổ phần sở hữu tại  MCH là 85,71% cổ phần và 92,8% cổ phần của VCM. 

Thông qua Giao dịch với hai nhà đầu tư trên, The CrownX được định giá 6,9 tỷ USD (trước phát hành), tương đương trị giá mỗi cổ phần là 93,5 USD (xấp xỉ 2.150.000 đồng/CP). Sau đợt rót vốn, tỉ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%. 

Alibaba:

Đây là Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Tập đoàn này có chiến lược đầu tư toàn cầu, hướng tới phục vụ 2 tỷ người tiêu dùng vào năm 2036. Ấn Độ và Đông Nam Á là thị trường mục tiêu của Alibaba. Chiến lược này đã được thực hiện từ 10 năm trước. Alibaba đầu tư vào các thị trường mới nổi: đầu tư 200 triệu USD vào Ấn Độ, rót 2 tỷ USD vào Lazada (Đông Nam Á),  rót 1,1 tỷ USD vào Tokopedia (Indonesia)...

Baring Private Equity Asia:

Hiện đang quản lý danh mục tài sản trị giá 23 tỷ USD và là một trong những quỹ đầu tư thay thế lớn nhất ở châu Á. Là một nhà đầu tư có trách nhiệm, BPEA luôn hướng đến việc tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan thông qua cách tiếp cận đầu tư bền vững. Công ty có lịch sử hoạt động 24 năm và có hơn 200 nhân viên làm việc tại các văn phòng ở Hong Kong, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Singapore và Mỹ.

Tin cùng chuyên mục