Trong khoảnh khắc thiêng liêng, trên nền nhạc Quốc ca hào hùng, lá cờ đỏ sao vàng dần được kéo lên trên kỳ đài Hiền Lương, gợi nhớ đến những năm tháng chiến tranh khốc liệt, dưới mưa bom bão đạn, quân và dân ta vẫn kiên cường, quyết tâm giữ ngọn cờ luôn tung bay nơi kỳ đài giới tuyến.

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam- Bắc, dòng sông Bến Hải - cầu Hiền Lương trở thành giới tuyến quân sự tạm thời trong hơn 20 năm. Nơi đây đã trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và khát vọng thống nhất của dân tộc.
Suốt 21 năm mang trên mình nỗi đau chia cắt, chứng kiến cảnh tang tóc, đau thương nhưng vô cùng anh dũng, kiên trung, cầu Hiền Lương đã trở thành "nhân chứng lịch sử đặc biệt" trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
Đã qua 45 mùa xuân thống nhất, ký ức những năm tháng hào hùng và bi tráng của dòng sông và nhịp cầu lịch sử Hiền Lương - Bến Hải mãi mãi còn in đậm trong ký ức hàng triệu triệu người Việt Nam.

Sau lễ thượng cờ thống nhất non sông tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải, lãnh đạo và nhân dân Quảng Trị đã đến thắp hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 và Thành Cổ Quảng Trị.
Tin cùng chuyên mục

Tạo điều kiện để Ủy viên dự khuyết Trung ương rèn luyện thử thách

Ban hành Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3

Công bố Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII: Năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai

Đề xuất mở tuyến xe buýt kết nối Thái Lan - Lào - Việt Nam

Hàn Quốc luôn là đối tác kinh tế quan trọng của TPHCM

Quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố, phát triển

Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia

Hiện thực hóa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Ấn Độ
