Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng ngày 27-4, UBND huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức lễ công bố và đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền tứ linh và tổ chức hội đua thuyền truyền thống (8 chiếc).
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2 Huyện Lý Sơn đón nhận bằng công nhận Lễ hội đua thuyền tứ linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết: “Việc Bộ VH-TT-DL trao Bằng công nhận Lễ hội đua thuyền tứ linh huyện Lý Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đảo Lý Sơn. Đồng thời cũng là trách nhiệm to lớn của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân huyện đảo trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của các di sản này”.

Như vậy, đến nay huyện Lý Sơn đã có 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội đua thuyền tứ linh và Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (được công nhận năm 2013).

Ông Ninh cho biết, dự kiến trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 sắp đến, huyện đảo Lý Sơn sẽ đón khoảng 10.000 khách du lịch đến tham quan.

Lễ hội đua thuyền tứ linh huyện Lý Sơn là lễ hội cổ xưa mang đậm nét văn hóa truyền thống, tồn tại hơn 300 năm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã có công bảo vệ cương thổ quốc gia, cũng như cầu mong quốc thái dân an, ngư dân thuận buồm xuôi gió, ra khơi khai thác hải sản được mùa.

Lễ hội đua thuyền tứ linh gồm có thuyền Rồng, thuyền Phụng, thuyền Quy, thuyền Lân và tên gọi đua thuyền tứ linh bắt đầu từ đó.

Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 3 Các đội đua thuyền nhận giải sau trận chung kết. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 4 Ban tổ chức trao kỷ niệm chương và cúp vô địch cho đội thắng cuộc trong lễ hội đua thuyền truyền thống. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Hằng năm, người dân Lý Sơn thường tổ chức lễ đua thuyền vào ngày tết đến, xuân về (từ mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng), các ngày lễ lớn của đất nước, đặc biệt là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Thuyền đua trên đảo Lý Sơn có dáng thon, dài khoảng 14-16m, rộng 1,2-1,4m, lòng thuyền phân thành 11-12 khoang thuyền, đội đua thuyền là những người thạo nghề biển, gồm then đầu 1 người, then giữa 3 người (2 người bơi và 1 người đập nghịp), then cuối 4 người (2 tổng lái, 1 phụ lái, 1 phụ tát nước) và các tay chèo. Thuyền được chạm khắc và trang trí ứng với bộ tứ linh.

Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 5 Các thuyền đua tham gia lễ hội đua thuyền tứ linh đảo Lý Sơn sáng ngày 27-4. Ảnh:NGUYỄN TRANG
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 6 Các thuyền đua xuất phát chuẩn bị lễ đua thuyền truyền thống huyện Lý Sơn. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Trường đua trên đảo Lý Sơn là trên biển gần bờ, gần các đình làng. Một cuộc đua gồm 4 vòng đôi (tức 8 vòng chiếc), tổng chiều dài khoảng hơn 4 hải lý. Sau khi đua xong, thuyền phải chầu vào lân để lạy thần và khấn thần linh phù hộ. Thuyền đua nào về nhất thì năm đó làng chài được mùa, phát triển kinh tế, chẳng hạn Quy và Phụng về nhất thì ngư nghiệp được mùa, Rồng và Lân về nhất thì nông nghiệp được mùa.

*Cũng trong sáng 27-4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức nhằm tri ân những đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của tổ quốc.

Đây còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, với mong muốn lớp con cháu hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm trước.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tại Đình làng An Vĩnh được tổ chức với nhiều nghi lễ như Lễ cung nghinh, Lễ yết và rước thần và linh vị binh phu Hoàng Sa, Lễ tế cổ truyền, Lễ thả hình nhân thế mạng và Lễ đua thuyền Tứ linh (Lân, Long, Quy, Phụng).

>> Chùm ảnh Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tại Đình làng An Vĩnh. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 7 Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức tại Đình làng An Vĩnh vào sáng ngày 27-4
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 8 Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay được các đình làng tổ chức long trọng. Nguồn gốc sâu xa của Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay là nghi lễ "cúng thế lính" xưa
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 9 Lễ thu hút rất đông người dân địa phương và du khách
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 10 Nghi lễ quan trọng nhất của Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ thả thuyền xuống biển
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 11
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 12 Một đội ngư dân làng chài đưa thuyền xuống biển
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 13 Trên mỗi chiếc thuyền cũng được chuẩn bị một con gà để tế lễ trước khi thả xuống biển
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 14 Những chiếc thuyền giấy đặt hình nộm để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa được thả xuống biển trong một nghi thức trang trọng và linh thiêng
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 15 Nghi lễ là dấu ấn thiêng liêng trong văn hóa của ngư dân đảo Hoàng Sa
Lễ hội đua thuyền tứ linh Lý Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 16 Và được lưu truyền suốt hàng trăm năm...

Tin cùng chuyên mục