Làm thế nào giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng sau đợt ốm?

Sau mỗi đợt ốm, trẻ thường mệt mỏi, lười ăn, sức đề kháng kém, khiến biểu đồ tăng trưởng chững lại hoặc đi xuống vì giảm sút cân nặng, chậm phát triển chiều cao. 
Làm thế nào giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng sau đợt ốm?

Giúp bé hồi phục nhanh và bắt kịp đà tăng trưởng trong lúc này là một việc làm quan trọng. “Bí kíp” dành cho mẹ nằm ở chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng và đầy đủ, để bé nhanh chóng lấy lại cảm giác thèm ăn, tăng sức đề kháng, tăng cân và tăng chiều cao. Mẹ tham khảo nhé!  

Đừng bỏ lỡ đà tăng trưởng của bé trong 5 năm “cửa sổ vàng”!  

Giai đoạn 5 năm đầu đời (thường được gọi là giai đoạn “cửa sổ vàng”) đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Rất nhiều bằng chứng thuyết phục từ các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ: Nếu mẹ không lưu ý đến đà tăng trưởng của bé trong giai đoạn này, để xảy ra tình trạng thấp còi, thiếu cân, thiếu vi chất dinh dưỡng… thì bé sẽ chịu những ảnh hưởng lâu dài về sau. 

Dễ thấy nhất chính là vấn đề chiều cao của trẻ. Trong 2 năm đầu đời, nếu đà tăng trưởng tốt, trẻ đã có thể đạt đến 50% chiều cao của người trưởng thành. Đến tuổi lên 5, trẻ đã đạt khoảng 60% chiều cao của người trưởng thành. Nghĩa là, dù chiều cao của trẻ vẫn tiếp tục phát triển cho đến năm 18 tuổi, nhưng trên thực tế, lỡ mất giai đoạn vàng 5 năm đầu đời là mẹ đã để lỡ cơ hội quan trọng nhất để trẻ đạt tầm vóc tối ưu. 

Những lúc trẻ ốm, trải qua đợt bệnh kéo dài, đà tăng trưởng của trẻ rất dễ bị chững lại (với biểu đồ tăng trưởng* nằm ngang hoặc đi xuống). Lúc này, mẹ cần chú ý giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng ngay và nỗ lực duy trì đà tăng trưởng sau đó, để không làm lỡ mất cơ hội đạt tăng trưởng tối ưu cho trẻ. 

 Có một điều mẹ cần lưu ý: các nghiên cứu chỉ rõ, yếu tố “di truyền” trong tăng trưởng chiều cao từ giai đoạn sơ sinh đến 5 tuổi tương đối nhỏ. Nghĩa là không hẳn cha mẹ cao sẽ bảo đảm con cao lớn hoặc cha mẹ có chiều cao khiêm tốn thì con sẽ thấp bé theo. Yếu tố then chốt nhất quyết định cho đà tăng trưởng của trẻ những năm đầu đời lại chính là dinh dưỡng. 


Dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng với sự phát triển cả về mặt thể chất và trí tuệ của trẻ. Dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ giống như một yêu cầu mang tính “chiến lược”, để bảo đảm cho trẻ đạt tăng trưởng tối ưu. Trong đó, thời kỳ 2-5 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp của trẻ. Trẻ gặp phải khá nhiều thay đổi như: thay đổi chế độ ăn (do đi học nhà trẻ, mẫu giáo), chuyển tiếp từ sữa mẹ sang sữa ngoài, từ ăn cháo sang ăn cơm, từ được mẹ đút cho ăn đến tự ăn, ăn cùng gia đình… Tất cả những thay đổi ấy đều có thể tạo nên những “cú sốc” tâm lý với trẻ, tiềm ẩn nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng hoặc thiếu chất nếu không được chăm sóc đúng cách.  

Dinh dưỡng hợp lý: Chìa khóa vàng giúp bé nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý không thể thiếu vitamin và khoáng chất, mặc dù các chất này chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Có khoảng 40 vi chất cần thiết cho cơ thể, trong đó, vitamin A, B, D, kẽm, canxi, sắt, ma-giê, lysine, i-ốt… có vai trò đặc biệt quan trọng. 

Mẹ cũng đừng quên vai trò của vitamin K kích hoạt Osteocalcin - protein liên kết với Canxi và vận chuyển nó vào xương. Lượng vitamin K được bổ sung đầy đủ sẽ giúp tăng tổng hàm lượng khoáng trong xương, hạn chế tình trạng gãy xương. Vitamin K2 (được tìm thấy trong một số loại thực phẩm nhất định) thúc đẩy sự kích hoạt của Osteocalcin, có thể hỗ trợ vận chuyển canxi và hình thành xương. 

Tiffany DeWitt, chuyên gia Dinh dưỡng Nhi khoa của Abbott cũng cho biết thêm: “Suy dinh dưỡng làm suy yếu tốc độ phát triển xương dọc và chiều dài của sụn tăng trưởng. Trong tình trạng tăng trưởng hạn chế, sụn tăng trưởng bảo tồn năng lực tăng trưởng cho đến khi điều kiện được cải thiện - cho phép bắt kịp tăng trưởng để giúp đạt được tiềm năng tăng trưởng đầy đủ”. 

Đối với trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng bằng cách bổ sung qua đường uống có thể cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển cũng như giải quyết các nguyên nhân cơ bản. Lợi ích đáng kể của chế độ ăn uống đã được chứng minh lâm sàng bao gồm tăng chiều cao và tăng cân, cải thiện khả năng miễn dịch, giảm số ngày bị bệnh, cải thiện sự thèm ăn…

Tác động tích cực của dinh dưỡng, cụ thể là bổ sung dinh dưỡng qua đường uống, đã được chứng minh rõ rệt đối với tình trạng thấp còi của trẻ ngay tại Việt Nam qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện bởi Đại học Y Thái Bình phối hợp cùng Abbott cùng sản phẩm Pediasure, được thực hiện đối với các bé từ 24 đến 48 tháng tuổi tại tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 6 tháng can thiệp, mức tăng cân trung bình ở trẻ được nghiên cứu là 1,8kg và chiều cao là 4,8cm; giảm thiếu máu, thiếu Albumin & kẽm sau can thiệp. 

Với vai trò hỗ trợ và phát triển nghiên cứu, cùng kinh nghiệm của một công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu, Abbott biết rằng những sản phẩm dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng không chỉ giúp bé tăng cân mà còn tăng trưởng chiều cao, có sức đề kháng tốt hơn, ăn ngon miệng hơn. Đó chính là nền tảng giúp bé vượt qua được những thời kỳ như sau những đợt ốm, suy dinh dưỡng, biếng ăn, thiếu vi chất… nhằm bắt kịp đà tăng trưởng nhanh chóng và phát triển tối ưu. 

Tin cùng chuyên mục