Theo Sở Y tế TP Đà Nẵng, theo thông tin từ trang web của chính quyền đặc khu Hong Kong, bệnh nhân đã đến Đà Nẵng trong thời gian từ ngày 30-1 đến 1-2. Tuy nhiên, kể từ khi bệnh nhân rời khỏi Đà Nẵng đến khi bệnh nhân khởi phát bệnh (ngày 12-2) là 11 ngày, vì vậy thông tin cho rằng bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian tại Đà Nẵng là không chắc chắn và thiếu cơ sở.
Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến giải thích, nếu bệnh nhân ủ bệnh trong thời gian lưu trú tại Đà Nẵng thì thời điểm đó chỉ là trong khoảng 3 đến 4 ngày đầu của giai đoạn ủ bệnh, lúc đó nồng độ virus rất thấp và khó có khả năng lây bệnh cho những tiếp xúc gần. Tuy nhiên, hiện tại, Đà Nẵng chỉ có 2 bệnh nhân đang được cách ly theo dõi tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đều mới nhập cảnh vào thành phố sau thời gian ngày 1 đến 2. Do vậy, khả năng bệnh nhân mắc bệnh hoặc lây truyền cho người dân tại thành phố hầu như là không có.
“Kể từ ngày bệnh nhân rời khỏi Đà Nẵng đến nay đã quá thời gian 14 ngày nhưng tất cả các ca bệnh nghi ngờ được phát hiện qua công tác giám sát tại cộng đồng, cơ sở y tế ở TP Đà Nẵng đều có kết quả âm tính với Covid-19”, Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến chia sẻ.
Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến cho biết thêm, thông tin trên trang web của chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) còn khá mơ hồ, thiếu thông tin nên Sở Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ thông tin khi có kết quả.

Tin cùng chuyên mục

Thu hút nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài vào sự phát triển của Đà Nẵng

Lan tỏa văn hóa đọc từ thư viện số

Hội chợ nông nghiệp Hòa Vang - liên kết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Du lịch Đà Nẵng tìm giải pháp chuyển đổi số, chuẩn hóa hoạt động kinh doanh

Đà Nẵng đẩy mạnh du lịch golf thu hút khách Hàn Quốc

Đà Nẵng: Nhiều khó khăn khi mua sắm thiết bị, vật tư y tế

Vụ ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng: Giải pháp lâu dài cần sự tham gia quyết liệt của người tiêu dùng

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ EWEC - Đà Nẵng 2022

Doanh nghiệp Đà Nẵng tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
