Làm mới kè hộ thành hào trước Kinh thành Huế liệu có bảo tồn được di sản?

“Việc thi công đảm bảo tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế, bản vẽ nhưng chúng tôi thừa nhận là đã sơ suất trong quá trình thi công”, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế trả lời phóng viên.

Hộ hào thành là hào nước bao bọc quanh Kinh thành Huế, được triều Nguyễn xây dựng từ năm 1832, đắp bằng đá núi, theo kỹ thuật xếp đá khan không sử dụng vữa kết dính thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993.

Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế được phê duyệt với kinh phí hơn 1.282 tỷ đồng, trong đó kinh phí tu bổ cơ sở hơn 497 tỷ đồng, số còn lại phục vụ giải phóng mặt bằng và tái định cư những hộ dân trong vùng dự án. 

Công trình do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư; Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung tư vấn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Đây cũng được xem dự án quan trọng liên quan đến cuộc di dân lịch sử với quy mô hơn 4 ngàn hộ dân tại khu vực 1 Kinh thành Huế (Báo SGGP đã thông tin).

Làm mới kè hộ thành hào trước Kinh thành Huế liệu có bảo tồn được di sản? ảnh 1 Nhiều đoạn kè hồ thành hào còn khá nguyên vẹn dù đã được xây dựng cách đây gần 200 năm
 Theo ghi nhận, trong hồ sơ dự án ghi rõ phương án tu bổ hạng mục này: "Bảo tồn nguyên trạng những đoạn kè còn tốt; hạ giải, tu bổ và phục hồi những đoạn kè bị hư hỏng nặng; gia cố, tu bổ những đoạn kè hư hỏng vừa và nhỏ". Tuy nhiên, trên thực tế, đơn vị thi công dùng xe cuốc phá bỏ bờ kè nguyên gốc của hào nước bao bọc quanh Kinh thành Huế, sau đó xây mới bờ kè bê tông cốt thép trên công trường của hạng mục tu bổ, tôn tạo hộ hào thành (thuộc dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế) khiến giới nghiên cứu cũng như dư luận tại Huế phản ứng.

Bên cạnh đó, dư luận quan tâm đến việc tại sao khi tháo dỡ bờ kè không có nhân viên chuyên môn khảo cổ học, như Luật Di sản văn hóa quy định...

Làm mới kè hộ thành hào trước Kinh thành Huế liệu có bảo tồn được di sản? ảnh 2
 
Làm mới kè hộ thành hào trước Kinh thành Huế liệu có bảo tồn được di sản? ảnh 3 Tu bổ bờ kè di tích hộ thành hào bao bọc quanh Kinh thành Huế bằng vật liệu mới khiến giới nghiên cứu tại Huế bất ngờ
 Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (đơn vị chủ dự án) kiêm Giám đốc ban quản lý dự án này cho biết, đơn vị đã tiến hành triển khai dự án với việc thi công đoạn bờ kè từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài (ngay trước Kinh thành Huế) với chiều dài khoảng 1km trong tổng số chiều dài của dự án có quy mô khoảng 11km.

Trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được các cơ quan chức năng thẩm tra, thẩm định cũng như căn cứ vào tình hình kiểm tra thực thực tế tại đoạn bờ kè này bị hư hỏng đến 70-80%, có những đoạn bị sụp hoàn toàn do tác động bởi thời gian và thời tiết cũng như hoạt động của con người nên đơn vị quyết định lựa chọn phương án hạ giải, tháo gỡ toàn bộ đoạn bờ kè cũ để tu bổ và gia cố bằng việc tận dụng tối đa vật liệu gốc.  

“Trước khi hạ giải tháo gỡ đoạn kè gốc từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài, chúng tôi đã tiến hành đánh giá và thu hồi những viên đá kè cũ (đá núi mà dân gian thường gọi là đá gan gà) còn đảm bảo chất lượng để tái sử dụng vào việc tu bổ và gia cố lại đoạn bờ kè này bằng vật liệu gốc, chứ hoàn toàn không có chuyện vứt đi. Những viên đá trụt xuống lòng hào, tiếp tục tìm kiếm và trục vớt để đưa vào trùng tu những đoạn tiếp theo. Đây là vấn đề mà những người làm công tác trùng tu di tích luôn ý thức và đặt lên hàng đầu” ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình thi công vừa qua, sau khi khảo sát, xác định chất lượng kè hộ hào thành đoạn từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài hư hỏng nghiêm trọng, không còn đoạn nào có thể giữ nguyên trạng. Giải pháp tu bổ thiết kế thực hiện là hạ giải, tháo dỡ toàn bộ để làm lại, đảm bảo kè có tính ổn định và bền vững. Toàn bộ kích thước hình học, kiến trúc, diện mạo được đảm bảo như kè gốc và tận dụng tối đa vật liệu tháo ra để tái sử dụng.

Việc thi công đảm bảo tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế, bản vẽ, nhưng ông Tuấn cũng thừa nhận là đã sơ suất trong quá trình thi công. Cụ thể, phần việc sơ suất ở chỗ, theo giải pháp chỉ đạo, sau khi tháo dỡ, chọn lựa những viên đá còn có thể tái sử dụng, phần còn lại nằm dưới lòng hào, cách bờ trên 3m thì mới bắt đầu can thiệp bằng máy móc theo quy trình và định mức cho phép. Nhưng trong quá trình thi công, yêu cầu đó chưa được thực hiện một cách triệt để nên tạo phản ứng trong dư luận.

Làm mới kè hộ thành hào trước Kinh thành Huế liệu có bảo tồn được di sản? ảnh 4 Với những đoạn bờ kè hộ thành hào bị sụp lở, phương án đưa ra là hạ giải, tháo dỡ toàn bộ để làm lại, đảm bảo kè có tính ổn định và bền vững

Cũng theo ông Tuấn, đoạn kè hộ hào thành từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài không đứng độc lập mà trong tổng thể nó có nhiệm vụ bảo vệ Kinh thành Huế. Song, một số đoạn tường thành phía ngoài của Kinh thành Huế hiện bị xé, kéo gãy mà nguyên nhân chính là do bờ kè dưới chân chạy dọc hộ thành hào bị sụt lún nên đơn vị này phải tính toán đến yếu tố này.

Ngoài ra, sau khi đoạn kè này được tu bổ xong nó sẽ gắn liền với sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách trên hệ thống hộ hào thành bằng đường thủy nên phải gia cố vững chắc để còn thụ phục công tác nạo vẽ hào.

“Đoạn kè từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài, việc tu bổ bằng giải pháp trên là phù hợp nhưng không phải đoạn nào chúng tôi cũng làm như thế. Tỷ lệ đã thực hiện so với quy mô dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế mới chỉ đạt xấp xỉ 10%. Chúng tôi tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ và lựa chọn những giải pháp phù hợp cho những đoạn kè còn lại. Những đoạn còn nguyên trạng có khả năng giữ lại được sẽ tiến hành gia cố bằng những giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo giữ gìn được kè gốc. Những đoạn kè yếu, kè sụp lở sẽ có sự chọn lựa, điều chỉnh giải pháp thiết kế thi công phù hợp để giữ được tối đa vật liệu gốc”, ông Tuấn khẳng định.

Làm mới kè hộ thành hào trước Kinh thành Huế liệu có bảo tồn được di sản? ảnh 5 Một đoạn kè hộ hào thành sau khi được xây mới

Trao đổi với báo chí, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã chỉ đạo Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, đơn vị chủ đầu tư dự án, kiểm tra thông tin phản ánh về việc đào bới bờ kè của hộ thành hào Kinh thành Huế để làm mới bằng bê tông cốt thép.

"Việc thực hiện dự án, đơn vị đầu tư đã làm rất nhiều bước theo quy trình, quy định của pháp luật. Vì vậy, việc đúng sai như thế nào cũng cần phải được kiểm tra, cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch để báo chí có thông tin phản ánh khách quan", ông Thọ nói.

Tin cùng chuyên mục