Bộ TT-TT đã tích cực hỗ trợ, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương sớm xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch, đề án, nghị quyết riêng về CĐS. Đồng thời đồng hành cùng các DN công nghệ phát triển nhiều ứng dụng số đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc từ xa của người dân, ra mắt các nền tảng số Make in Vietnam phục vụ công cuộc CĐS quốc gia.
Tính đến hết tháng 12-2020, sau gần 1 năm triển khai đã có 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ TT-TT tổ chức ra mắt. “Từ Ncovi, Bluezone, CoMeet, tới các nền tảng học trực tuyến, tư vấn khám chữa bệnh từ xa, các nền tảng kế toán từ xa, quản lý DN nhỏ và vừa, siêu nhỏ... ra đời và ứng dụng rộng rãi. Có lẽ Việt Nam nằm trong tốp đầu thế giới về sáng tạo các nền tảng số thời Covid”, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình CĐS có vai trò quan trọng, to lớn, là chìa khóa của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để thúc đẩy, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế số và xã hội số, nhất là trong thời điểm đẩy nhanh phục hồi kinh tế, các cơ quan, tổ chức, bộ, ngành, địa phương cần phải làm chủ công nghệ, phát triển các nền tảng số Make in Vietnam dựa vào các công nghệ mở, mã nguồn mở.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có chiến lược tổng thể về nội dung này, cộng đồng nguồn mở Việt Nam vẫn nhỏ và khá phân tán. Chính phủ cần sớm có chủ trương phát triển mạng lưới chuyên gia CĐS rộng khắp từ trung ương đến địa phương để làm lực lượng hạt nhân tiên phong dẫn dắt CĐS và làm chủ công nghệ số.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần nhấn mạnh, Việt Nam có giải pháp đúng, nhanh, kịp thời ứng phó khi đại dịch Covid-19 bùng nổ. Kết quả này không phải đến từ một “bộ óc” mà là tổng hợp của nhiều ý kiến của cả những người không làm về y tế, trong đó có cả công nghệ thông tin.
Phó Thủ tướng cũng đồng thời nhắn nhủ, chúng ta nói Make in Vietnam nhưng không mong muốn và hàm ý Việt Nam tự làm tất cả. Việt Nam luôn đặt mình là một phần của thế giới. Những gì Việt Nam có được ngày hôm nay về công nghệ thông tin nói riêng và mọi mặt nói chung là nhờ nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho đối tác làm ăn và phát triển thịnh vượng tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn ủng hộ và đánh giá cao việc các DN công nghệ số Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ. Và quan trọng hơn là đã chủ động để sáng tạo ra các giải pháp mới, chủ động thiết kế làm ra sản phẩm mới chứa hàm lượng trí tuệ của người Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2022: Chính phủ và doanh nghiệp “Hợp lực Chuyển đổi số”

Hợp lực đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế số

Thêm một cách kinh doanh online không cần vốn cùng oneSME của VNPT

Viettel tuyên dương 4 cầu thủ có đóng góp cho U23 Việt Nam tại SEA Games 31

VNPT “thưởng nóng” đội tuyển bóng đá nam U23 và đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam 2 tỷ đồng

Khai mạc tuần lễ Khoa học công nghệ và sáng tạo ngành nước

Đội ngũ KH-CN phải đóng góp nhiều hơn cho đất nước

5G VinaPhone sẽ có tốc độ 1Gbps tại trận chung kết bóng đá nam SEA Sames 31

Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 2 công trình KH-CN ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng
