Ký kết điện tử, giải pháp tăng tốc cạnh tranh cho doanh nghiệp

Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đã tổ chức hội thảo trực tuyến"Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”
Hội thảo trực tuyến "Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”
Hội thảo trực tuyến "Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”

Đây là hội thảo đầu tiên về hợp đồng điện tử với chia sẻ đa chiều từ đại diện cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn luật, nhà cung cấp giải pháp và các doanh nghiệp ứng dụng ký kết điện tử trong thực tiễn hoạt động, tháo gỡ các thắc mắc của cộng đồng doanh nghiệp với giải pháp ký kết điện tử.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt trong bối cảnh giãn cách vì đại dịch, các doanh nghiệp cần nhanh chóng giải bài toán duy trì ký kết các tài liệu với đối tác, cũng như tài liệu nội bộ. Đây là lý do nhu cầu với giải pháp ký kết điện tử tăng vọt trong thời gian vừa qua.

Theo ghi nhận của FPT, số lượng hợp đồng điện tử trên hệ thống FPT.eContract năm 2021 tăng trưởng hơn 300% so với 2020. Lượng hợp đồng, hồ sơ luỹ kế được xử lý thông qua nền tảng này lên tới 500.000 bản.

Ký kết điện tử, giải pháp tăng tốc cạnh tranh cho doanh nghiệp ảnh 1
Dù nhu cầu ký kết điện tử rất cấp bách và tăng trưởng nhanh, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lo ngại. Tham gia khảo sát tại hội thảo, 94% doanh nghiệp trả lời cho biết, họ gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với đối tác, tài liệu nội bộ do giãn cách và 92% doanh nghiệp cũng đồng ý ký kết điện tử sẽ là xu hướng dịch chuyển tất yếu nhưng phần lớn doanh nghiệp cũng bày tỏ e ngại về tính pháp lý, chưa hiểu rõ giải pháp ký kết điện tử.
“Hành lang pháp lý về hợp đồng nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng đã đồng bộ. Chứng từ điện tử được công nhận tính pháp lý theo Luật Giao dịch điện tử, trong đó hợp đồng điện tử cũng là một dạng chứng từ điện tử”, ông Lê Đức Anh, đại diện Bộ Công thương cho biết.
Đặc biệt đại diện Bộ Công thương chia sẻ thêm: Chính phủ và Bộ Công thương đang nỗ lực hoàn thiện các cơ chế giúp hình thức ký kết điện tử được công nhận rõ nét và có thể liên kết chéo để kiểm tra, xác thực thông tin. Chỉ trong vài tuần tới, Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định 52/2013/NĐ-CP sắp ban hành sẽ chính thức quy định quy trình cấp đăng ký cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority).
“Việc này chắc chắn sẽ thúc đẩy xu hướng ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam”, ông Đức Anh khẳng định

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19, hiện FPT đang triển khai 2 chương trình tiếp sức lớn.

Cụ thể, Chương trình “FPT.eContract – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh” miễn phí một năm sử dụng hợp đồng điện tử FPT.eContract với 50 lần ký kèm bản quyền cùng với chính sách mua 1 tặng 1. Đồng thời, FPT eContract cũng là 1 trong 4 giải pháp thuộc chương trình FPT eCovax – liệu pháp số giúp doanh nghiệp vận hành, kinh doanh không gián đoạn. FPT dành tặng 1 năm sử dụng gói sản phẩm FPT eCovax cho các doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục