Vì vậy, các hoạt động xây dựng diễn ra khắp nơi trong thành phố và hầu như hoạt động suốt ngày đêm. Các hoạt động phá dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, các thiết bị máy móc phục vụ hoạt động xây dựng… gây ra ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
Thực tế này làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, nhất là ô nhiễm bụi mịn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Do vậy, để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ nguồn thải này, Sở TN-MT đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm.
Sở TN-MT sẽ phối hợp với Sở GTVT, cảnh sát giao thông thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình xây dựng. Với các chủ đầu tư công trình, cần có giải pháp khuyến khích sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, đảm bảo mật độ cây xanh trong xây dựng và quy hoạch.
Ở cấp độ vĩ mô, thành phố cần thực hiện giãn mật độ dân số, tăng cường các mảng xanh, hồ nước, nhằm giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị và hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ vào ban đêm.
Tin cùng chuyên mục

Cộng đồng khoa học chung tay ứng phó ô nhiễm nhựa

Bịt “khoảng trống” trong xử lý nước thải đô thị

Thực hiện đồng bộ giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước

TP Thủ Đức phát động tháng cao điểm phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường

Học sinh thích thú với các hội thi vì môi trường xanh tại VWS

Tăng Thanh Hà nhận nuôi trọn đời một con gấu

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà: Công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ

Tìm sáng kiến bảo vệ môi trường

Việt Nam cần khoảng 368 tỷ USD thích ứng với biến đổi khí hậu
