

Người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng thành viên tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử.
Đối với công tác quản lý phiếu bầu, ông Hùng nói thêm, tổ trưởng Tổ bầu cử phân công thành viên quản lý chặt chẽ số phiếu bầu. Trường hợp phát hiện phiếu bầu bị mất thì Tổ bầu cử phải báo cáo ngay Ban bầu cử để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trường hợp mưa lũ đặc biệt nghiêm trọng, địa hình bị chia cắt dẫn đến cử tri không thể đi đến khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban bầu cử các cấp chỉ đạo Tổ bầu cử tìm phương án tốt nhất để có kế hoạch đưa hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cử tri để thực hiện việc bầu cử.
Trong trường hợp các tình huống phát sinh trên đã được các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương giải quyết nhưng không thể xử lý được, do vượt quá thẩm quyền thì Ủy ban bầu cử cấp tỉnh báo cáo Hội động bầu cử quốc gia xem xét, quyết định phương án tổ chức bầu cử tại các khu vực này.
Ông Phan Văn Vượng, Phó trưởng Ban Dân chủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, tính đến ngày 17-2, ở Trung ương và 63 địa phương đã hoàn thành việc Hiệp thương lần thứ nhất. Nhìn chung, việc tổ chức các hoạt động liên quan tới công tác bầu cử đều được thực hiện dân chủ, đúng luật. Đa số các địa phương thống nhất với phân bổ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giới thiệu đại biểu Quốc hội.
Về kết quả giới thiệu đại biểu Quốc hội, ở Trung ương và các địa phương đã giới thiệu 1.076 người ứng cử/500 đại biểu được bầu với tỷ lệ 2,15 lần (nhiệm kỳ trước là 2,20). Với việc giới thiệu đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, theo thống kê các tỉnh đã giới thiệu 7.656 người ứng cử/3.700 người được bầu, tỷ lệ là 2,06 lần. Tại 5 địa phương tự ứng cử đã có 14 hồ sơ.

Theo ông Vượng, đại đa số các địa phương đã đảm bảo số dư theo quy định của pháp luật cũng như số dư theo quy định của các Nghị quyết. Trong đó có 55 địa phương đảm bảo số dư theo quy định của Nghị quyết 09, quy định của pháp luật. Còn lại 8 tỉnh chưa đủ là Tây Ninh, Trà Vinh, Điện Biên, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Giang. Các địa phương này đều được phân bổ 6 đại biểu Quốc hội khoá XV, trong đó Trung ương gửi về 2, địa phương là 4.
Ông Vượng cho biết thêm, trong hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất, đã có một số kiến nghị của các địa phương như đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh tăng số lượng của địa phương, giảm số lượng đại biểu của Trung ương gửi về. Các địa phương cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ xem xét điều chỉnh cơ cấu nữ, dân tộc, ngoài Đảng, cơ cấu trẻ để phù hợp với địa điểm của từng địa phương
Tiếp đó, ông Vượng đã trao đổi với các đại biểu những quy định về việc tổ chức các hội nghị và lồng ghép những ý kiến thắc mắc của các địa phương...
Tin cùng chuyên mục

Quyền quyết định nằm ở lá phiếu cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp xúc cử tri tỉnh Quảng Nam

Quận 8: Khai mạc hội thao quốc phòng năm 2021

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba: TPHCM còn 38 người ứng cử ĐBQH khóa XV

Học viện Chính trị khu vực IV: Trung tâm đào tạo cán bộ chủ chốt ở ĐBSCL

Ông Võ Trọng Hải được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An được điều động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Người phát ngôn Bộ Công an được thăng hàm Trung tướng

Giải đáp nhiều thắc mắc về nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội
