Không để xảy ra sự cố môi trường biển Quy Nhơn

Ngày 7-11, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã đến Bình Định để cùng với chính quyền tỉnh này chủ trì cuộc họp “khẩn” đưa ra phương án trục vớt, giải cứu những tàu hàng bị nạn ở vùng biển Quy Nhơn và xử lý sự cố tràn, rò rỉ dầu từ các tàu hàng.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đi kiểm tra và chỉ đạo xử lý sự cố hàng loạt tàu bị chìm có nguy cơ tràn dầu trên vùng biển Quy Nhơn
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đi kiểm tra và chỉ đạo xử lý sự cố hàng loạt tàu bị chìm có nguy cơ tràn dầu trên vùng biển Quy Nhơn
Các bên đã chỉ rõ trách nhiệm xử lý thuộc về chính quyền Bình Định và trách nhiệm hỗ trợ của Trung ương, để không để xảy ra sự cố về môi trường trên vùng biển Bình Định nói riêng và cả khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đã báo cáo tình hình mưa bão và đặc biệt là sự cố các tàu hàng bị nạn tại vùng biển Quy Nhơn do bão số 12 gây ra. Qua đó, ông Hồ Quốc Dũng đánh giá, lịch sử tại vùng biển Quy Nhơn chưa xảy ra sự cố nào như vậy. Ông Hồ Quốc Dũng kiến nghị Bộ TN-MT cần sớm có phương án chỉ đạo, hỗ trợ để trục vớt, giải cứu những tàu hàng bị chìm, bị nạn ở vùng biển Quy Nhơn. Đặc biệt, hướng dẫn về ứng phó và xử lý sự cố tràn dầu từ các tàu hàng ra môi trường biển nếu có.
Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục phó Cục cứu hộ cứu nạn Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết: “Cần phải kiểm tra thực tế hiện trường để lên phương án xử lý, trục vớt; các chủ tàu khi trục vớt tàu nào thì dùng phao quây khoanh vùng khu vực đó sau đó sử dụng bơm hút vào; Tiếp tục điều từ 1 đến 2 tàu chuyên dụng vào để hút dầu khi trục vớt tàu lên còn dầu trong vùng phao quây sẽ hút; đến đâu giải quyết làm sạch môi trường đến đó. Kiên quyết không để dầu tràn loang ra môi trường biển”.
Qua đó, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã thống nhất với các phương án ứng phó với sự cố tàu hàng bị nạn, tràn dầu. “Đối với các tàu lượng dầu lớn thì chúng ta phải sử dụng phương tiện hút dầu ra khỏi tàu trước rồi mới trục vớt để khỏi xảy ra trường hợp đáng tiết, nghiêm trọng. Cần phải sử dụng một lượng nhỏ các hóa chất để trung hòa với nước biển, để xử lý an toàn. Trách nhiệm xử lý thuộc về các bên có cả Trung ương và tỉnh Bình Định. Trong đó, các chủ tàu phải chịu trách nhiệm chính, ký hợp đồng với Trung tâm tràn dầu để giải quyết sự cố”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay.
Được biết, trong 8 tàu bị chìm có tàu FEI YUE 9 có 8 tấn F.O; có 23 tấn D.O; các tàu Biển Bắc 16 đang bị chìm hiện có 10.000 lít tấn D.O; 3.332 tấn Cliker (Sản phẩm nung thiêu từ đá vôi kết hợp với đất sét và quặng sắt, boxit, cát…); Tàu Nam Khánh 26 có chở 2.283 tấn Cliker, 20.000 lít DO; tàu Hà Trung 98 có 2.897 tấn gạo; 5.000 tấn DO; Hoa Mai 68 chở 3.095 tấn apatit và 20.000 D.O; Tàu Sơn Long 08 chở 2.987 lin ke; 8.000 lít D.O; tàu An Phú 168 chở 590 tấn bã sắn, 8.000 D.O; tàu Jupiter bị bỏ 10 năm chỉ còn lại xác tàu.

Tin cùng chuyên mục