Khơi thông ách tắc trong khiếu nại tranh chấp đất đai kéo dài

Theo Quyết định 06, UBND cấp có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, tại Điều 18 Nghị định 43/2014; và không có khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Có nhiều vụ khiếu nại tranh chấp đất đai phức tạp không được giải quyết dứt điểm khiến những người khiếu nại tốn công, mất sức và không ít vụ việc đã biến thành điểm nóng xã hội. Để khơi thông ách tắc này, ngày 7-3-2018, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định 06 quy định về giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn TPHCM.
Quy định này tạo hành lang pháp lý cho các cấp chính quyền tại TP giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai, đồng thời là công cụ để người dân giám sát công việc của cán bộ giải quyết khiếu nại.
Theo Quyết định 06, UBND cấp có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, tại Điều 18 Nghị định 43/2014; và không có khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Chủ tịch UBND quận/huyện giải quyết lần đầu đối với các tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Chủ tịch UBND TP giải quyết lần 2 các tranh chấp đất đai mà chủ tịch UBND quận/huyện đã giải quyết tranh chấp lần đầu nhưng còn tranh chấp; giải quyết tranh chấp lần đầu đối với các tranh chấp đất đai mà một trong các bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 
Dư luận rất hoan nghênh và đồng tình với nội dung Quyết định 06 do đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của cấp phường, xã và các cơ quan tham mưu khi tham gia giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai. Qua đó, cán bộ trực tiếp giải quyết thấy được trách nhiệm, quyền hạn của mình, nên tình trạng né việc, đùn đẩy sẽ khó xảy ra.
Vấn đề thời hạn thụ lý, giải quyết của các cấp cũng được quy định rõ. Khi các cá nhân, đơn vị nghiêm túc chấp hành đúng quy định, sẽ không còn những vụ tranh chấp kéo dài, không có hồi kết, như thời gian qua.   
Còn nhớ hồi tháng 10-2017, trong dịp tiếp xúc người dân xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi, TPHCM),  đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã đánh giá: “Dân chưa hài lòng với chính quyền, chưa tin chính quyền là do cán bộ chưa gần dân, chưa lắng nghe dân, chưa đặt mình vào những bức xúc, khó khăn của người dân để tìm cách giải quyết thấu đáo, nhất là những vụ việc khiếu nại, tố cáo của người dân kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết thỏa đáng”.
Do vậy, để Quyết định 06 của UBND TPHCM sớm đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng, cán bộ các ngành, các cấp liên quan cần phải nắm thật vững quy định pháp luật, có đạo đức và tấm lòng trong giải quyết khiếu nại, thực hiện đúng trình tự, thủ tục giải quyết hòa giải và giải quyết tranh chấpi quyết tranh chấp.

Tin cùng chuyên mục