Cụ thể, từ mức dư nợ 159.198 tỷ đồng vào tháng 10-2021 xuống còn 94.760 tỷ đồng vào cuối tháng 5-2022.
Theo cơ quan này, các khoản vay gia hạn nợ vì dịch Covid-19 giảm dần cho thấy doanh nghiệp đang khôi phục sản xuất - kinh doanh, có thu nhập và có dòng tiền trở lại để trả nợ vay ngân hàng.
Bên cạnh việc cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ, các ngân hàng tại TPHCM cũng đã thực hiện song song chính sách cho vay mới với lãi suất thấp đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Điều này cũng thể hiện dư nợ cho vay mới với lãi suất thấp (cho vay ngắn hạn bằng VND với 5 nhóm ngành ưu tiên áp dụng tối đa 4,5%/năm) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì phục hồi sản xuất kinh doanh liên tục tăng: từ dư nợ 398.018 tỷ đồng với 342.514 khách hàng vay vào tháng 10-2021 lên 463.162 tỷ đồng cho 694.739 khách hàng vay (tăng gần 16,5%). Việc thực hiện các chính sách trên giúp tín dụng tại TPHCM trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng 8,03% so với cuối 2021.
Tin cùng chuyên mục

VietinBank “thắng lớn” tại các hạng mục giải thưởng của The Asian Banker

Vàng SJC quay đầu tăng 800.000 đồng/lượng trong chiều ngày 4-8

VietinBank đón nhận 2 giải thưởng do JPMorgan trao tặng

Nam A Bank giới thiệu nhiều công nghệ ưu việt tại “Ngày chuyển đổi số” ngành ngân hàng

VietinBank - Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2022

Giá vàng SJC tăng lên 68,4 triệu đồng/lượng trong ngày 2-8

VietinBank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho trường học

Vốn hoá sàn HoSE “bốc hơi” 1,01 triệu tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm

Nghiên cứu kỹ khi mua trái phiếu doanh nghiệp
