Vốn là một người mê sách nên Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu cũng thường để ý đến những người đọc sách. Đó có thể là bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, trong bất kỳ trạng thái nào, cô cũng thấy ở họ toát ra vẻ đẹp của sự tập trung một cách thư thái, của vẻ đủ đầy, tĩnh tại dẫu một mình.
Người đọc ít để ý đến xung quanh, họ thu khép chính mình lại một cách tự nhiên để toàn tâm với chữ và nghĩa. Ánh sáng và bóng tối của những con chữ kia lấp đầy tâm trí. Đọc là một cách đào sâu để đeo đuổi việc giải nghĩa thế giới này, giải nghĩa chính mình.

Trong cuốn sách này, tác giả giới thiệu đến bạn đọc 37 bức tranh lụa, phần lớn là chân dung người thân và bạn bè quen biết. Họ - những con người khác nhau về sắc tộc, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp nhưng đều giống nhau ở một điểm: thật đẹp khi đang đọc.


Tin cùng chuyên mục

Ra mắt bộ sách “Học và thực hành STEM đơn giản” dành cho thế hệ Gen Alpha

Món quà của mùa hè

“Trên mảnh đất kiên cường”: Tấm lòng của một người nước ngoài dành cho Việt Nam

Cô gái Gen Z “khóc Tố Như”

Fake news và chống Fake news

Khám phá cuộc đời và thời đại của nghệ sĩ dương cầm Fryderyk Chopin

Những lát cắt từ cuộc sống

Tác phẩm văn học kinh điển “Người Dublin” có phiên bản sách nói

Tái bản “Người chiến sĩ dạ sắt gan đồng” nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Phạm Hùng
