Khi người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ của Cổng Dịch vụ công quốc gia

Cổng Dịch vụ công quốc gia hướng tới số hóa hồ sơ, giấy tờ giấy, chuyển hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản giấy, giao dịch trực tiếp sang hoạt động sử dụng hồ sơ, văn bản điện tử, giao dịch điện tử và cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Đa tính năng, đa tiện ích

Cổng Dịch vụ công quốc gia (CDVCQG) được xác định là hệ thống vô cùng quan trọng và là nền móng thúc đẩy cho việc chuyển đổi số quốc gia.

CDVCQG bảo đảm việc tích hợp kết nối chia sẻ thông tin giữa CDVCQG và Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

CDVCQG giúp thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin; cải thiện vị trí của Việt Nam về chỉ số dịch vụ công trực tuyến trong chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hiệp quốc.

Trong hơn 14 tháng qua, với thời gian rất ngắn nhưng với số lượng lớn người dùng, hồ sơ và dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên CDVCQG chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống.

Đồng thời, những đánh giá tích cực từ người dân, doanh nghiệp về việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên CDVCQG cũng là một trong những yếu tố khẳng định hệ thống sẽ tiếp tục xây dựng và cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp.

Khi người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ của Cổng Dịch vụ công quốc gia ảnh 1 CDVCQG giúp thúc đẩy cải cách hành chính, cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể
Chính thức được khai trương từ ngày 9-1-2019, đến nay CDVCQG đã và đang cung cấp dịch vụ công thuộc tất cả các lĩnh vực đời sống như tài chính, thuế, hải quan, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… và tích hợp hệ thống của tất cả 19 bộ, ngành, 63/63 tỉnh/thành phố, 12 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, trung gian thanh toán.
CDVCQG được thiết lập tại một địa chỉ duy nhất để công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; Bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là chủ sở hữu 100% giải pháp hệ thống. VNPT tự hào là đơn vị có một đội ngũ tham gia phát triển hệ thống 100% là kỹ sư phần mềm Việt Nam có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm xây dựng, triển khai các hệ thống về nền tảng Chính phủ điện tử.
Hệ thống còn có sự tư vấn của nhiều chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm trong việc xây dựng Cổng dịch vụ công và chính phủ điện tử từ nhiều nước như Pháp, Nhật Bản,… như một minh chứng cho sự phát triển phong phú, đa dạng, mức độ tiện ích, hiện đại theo xu hướng công nghệ toàn cầu.

Với quan điểm công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, CDVCQG thực hiện hàng loạt chức năng: Kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc, với CDVCQG và Cổng Dịch vụ công của các bộ ngành, địa phương, tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng 6.490 tỷ đồng/năm, trong đó, riêng Cổng dịch vụ công quốc gia đóng góp 3.036 tỷ đồng/năm.

Cơ hội triển khai rộng rãi trong nước và quốc tế

Dựa trên lợi thế triển khai hệ thống CDVCQG cho Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn VNPT có cơ hội triển khai hệ thống Cổng Dịch vụ công phủ rộng trên phạm vi toàn quốc ở các bộ ngành, địa phương phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của giải pháp, đồng thời cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm.

Với sự thành công của việc triển khai xây dựng CDVCQG, hoàn toàn có thể nhân bản mô hình này để có thể tư vấn, đề xuất xây dựng giải pháp cho các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và các quốc gia khác chưa có Cổng Dịch vụ công quốc gia, từ đó là tiền đề để VNPT xuất khẩu được các sản phẩm CNTT ra thị trường quốc tế.

Dựa trên lợi thế triển khai hệ thống Cổng Dịch vụ công cho Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn VNPT có cơ hội triển khai hệ thống Cổng Dịch vụ công phủ rộng trên phạm vi toàn quốc ở các bộ, ngành, địa phương phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của giải pháp, đồng thời cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm.

Khi người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ của Cổng Dịch vụ công quốc gia ảnh 2 Sự thành công của CDVCQG là tiền đề cho VNPT có thể triển khai mô hình Cổng Dịch vụ công rộng rãi cho các bộ ngành, địa phương trong cả nước và hướng tới thị trường nước ngoài với những sản phẩm CNTT chất lượng cao
Được biết, cùng với Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Cổng Dịch vụ công còn có thể được triển khai tại các cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ và 63 tỉnh, thành phố. 707 đơn vị hành chính cấp quận, huyện; 10.614 đơn vị hành chính cấp xã, phường trên cả nước cũng là những khách hàng tiềm năng của Cổng Dịch vụ công.
Cho tới thời điểm này, số lượng các thủ tục hành chính hướng tới dịch vụ công mức độ 3 - 4 của cả nước trên hệ thống CDVCQG lên đến hơn 7.000 thủ tục hành chính. Đây là con số rất lớn, chứng minh cho việc CDVCQG và nhiều Cổng Dịch vụ công bộ ngành địa phương cần xây dựng và tiếp tục phát triển để cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến có ích cho người dân, doanh nghiệp.
CDVCQG là một minh chứng cho việc Chính phủ luôn đặt lợi ích của người dân, doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, bằng giao diện thân thiện, cùng lợi ích rõ rệt khi thực hiện thủ tục hành chính qua CDVCQG, người dân, doanh nghiệp truy cập và nộp hồ sơ trực tuyến với số lượng lớn cũng chứng minh trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao đời sống của người dân, doanh nghiệp ngày càng tiến bộ rõ rệt.

Tin cùng chuyên mục