Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Hiếu, Trưởng nhóm nghiên cứu, khẩu trang bằng vải cotton khi phủ bạc nano sẽ có tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, lớp nano bạc bị rửa trôi, làm giảm khả năng kháng khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Để khắc phục hạn chế này, nhóm nghiên cứu sử dụng graphene oxit làm vật liệu giúp liên kết giữa vải cotton và nano bạc trở nên chặt chẽ hơn. Kết quả, nano bạc bám trên bề mặt vải bền hơn và graphene cũng là vật liệu giúp nano bạc phân bố đều, nhờ đó khẩu trang luôn có tính kháng khuẩn ở mức cao.
Lớp vải kháng khuẩn Ag/GO được đưa vào lớp giữa của khẩu trang, có thể giặt và tái sử dụng 5 lần. Khẩu trang đã được dùng thử nghiệm cho giảng viên, nhân viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM.
Tin cùng chuyên mục

TPHCM đẩy nhanh xây dựng chính quyền số

Phát triển hệ sinh thái công dân số: Chuyển đổi số - xu thế tất yếu

Thừa Thiên - Huế: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả quản lý

TPHCM xếp thứ 3 toàn quốc về chuyển đổi số

Cần phát triển các ứng dụng lưu trữ dữ liệu

Chuỗi sự kiện về an toàn thông tin khu vực phía Nam

Nhiều nguy cơ từ tiền mã hóa

Tây Ninh đẩy mạnh chuyển đối số

Viettel đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây
