Ngoài ra, công tác quản lý nhà nước, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, hoạt động của Ban Quản lý vịnh Nha Trang còn nhiều bất cập, hạn chế, thiếu sót. Hệ sinh thái ở vịnh biến đổi do khai thác thủy sản trái phép, nạo vét, xây dựng các công trình ven biển không đúng quy định, xả thải từ các hoạt động du lịch…
Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu UBND TP Nha Trang phải tạm dừng hoạt động lặn biển tại các khu vực dễ làm tổn hại rạn san hô vịnh Nha Trang, đặc biệt là Hòn Mun; khoanh vùng bảo vệ các khu vực nhạy cảm, đang có dấu hiệu phục hồi các hệ sinh thái; yêu cầu các đơn vị liên quan phải bảo vệ nghiêm ngặt khu vực Hòn Mun, phối hợp các chuyên gia, viện nghiên cứu đánh giá đầy đủ thực trạng các rạn san hô ở vịnh, lập kế hoạch phục hồi.
Theo ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng Ban Quản lý vịnh Nha Trang, tại vịnh có 7 điểm lặn thì khu vực Hòn Mun có tới 6 điểm, và đơn vị đang đánh giá, phân vùng để đóng cửa một vài điểm lặn ngắm san hô; tạm dừng chèo thuyền thúng, đi tàu đáy kính ngắm san hô.
Tin cùng chuyên mục

Xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

TPHCM kiến nghị bỏ quy định tiêu hủy tranh nếu không vi phạm điều cấm

Quy định rõ việc “xin ý kiến” khi ban hành kết luận thanh tra

TPHCM công bố Nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường

Hà Nội yêu cầu tổng kiểm tra karaoke, bar, vũ trường

Thống nhất giao kế hoạch vốn cho 3 dự án quan trọng quốc gia, trong đó có đường Vành đai 3 TPHCM

Công an TPHCM hứa tiếp thu kiến nghị “không thu sổ hộ khẩu”

Kỷ luật lãnh đạo Bệnh viện quận Bình Tân và Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan Công ty Việt Á

Chủ tịch Quốc hội: “1 phút là đủ chất vấn 3 câu”
