Liên quan đến vụ “Sà lan chìm ở Cần Giờ, 1 người mất tích” như báo SGGP đã thông tin, trưa 24-10, Công an huyện Cần Giờ phối hợp cùng các đơn vị liên quan vẫn đang tích cực tìm kiếm anh Phùng Sơn Long (SN 1999, ngụ tỉnh Nghệ An), mất tích trong vụ việc.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 19 giờ 30 ngày 23-10, sà lan SG 3069 của công ty Cổ phần dịch vụ vận tải biển Hải Vân, có trọng tải khoảng 800 tấn vào cặp mạn tàu Navig8 Tourmaline, quốc tịch Marshall Islands, neo đậu tại phao BP1, sông Gò Gia, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ để nhận mía (nguyên liệu cho nhà máy bột ngọt Vedan). Trên sà lan có 5 thuyền viên do ông Phạm Văn Chiều (SN 1970, ngụ Hải Phòng) làm thuyền trưởng.

Đến khoảng 23 giờ 15 cùng ngày, mọi người phát hiện sà lan bị phá nước (lúc này đã nhận được khoảng 600 tấn rỉ mật). Sau 2 phút, sà lan bị chìm hoàn toàn.
Bốn thuyền viên đã kịp chạy ra ngoài và tự bơi vào trèo lên các phương tiện neo đậu gần đó gồm: thuyền trưởng Phạm Văn Chiều, Nguyễn Văn Tánh (SN 1968, máy trưởng), Tăng Văn Phúc (SN 1988, thuyền viên), Hồ Văn Thất (SN 1974, thuyền viên). Riêng với anh Phùng Sơn Long bị mất tích, nghi do bị kẹt trong cabin sau lái không thoát ra ngoài. Thời điểm bị chìm, phương tiện có 600 tấn mật và 2.000 lít dầu DO.
Các lực lượng tham tìm kiếm người mất tích và triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường, chống tràn dầu gồm: Đồn Biên phòng Thạnh An, Biên phòng TPHCM, Trạm kiểm tra giám sát trên sông, Trạm Biên phòng Cửa khẩu cảng Cái Mép, Biên phòng Vũng Tàu, Cảnh sát đường thủy, Công an, Quân sự, Cảng vụ, Đảm bảo hàng hải…
Tin cùng chuyên mục

Thủy điện Hòa Bình vừa đóng lại cấp tập mở cửa xả

Cách chức Chủ tịch Hội phụ nữ “quan hệ không trong sáng” với nguyên Chủ tịch UBND xã

TPHCM và tỉnh An Giang phối hợp về công tác dân vận

Cần “nhạc trưởng” để liên kết phát triển vùng Nam Trung bộ

Phát triển TP Phú Quốc là đô thị biển đảo đặc sắc

“Báu vật” làng biển

30 năm giữ nguyên vẹn hơn 115.000ha rừng đặc dụng

40-55% tàu cá không thể ra khơi vì giá dầu tăng 65%, Bộ NN-PTNT ra công văn khẩn

Rà soát quỹ đất xây dựng nhà lưu trú công nhân, nhà ở xã hội
