Theo quan sát, đoạn bờ biển xâm thực nặng dài khoảng 300 mét, ăn sâu vào đất liền khoảng 40m, đang uy hiếp tài sản và tính mạng người dân trong vùng.
Đặc biệt, thời điểm bão số 13 ảnh hưởng trực tiếp sẽ gây sóng to và triều cường dâng cao sẽ rất nguy hiểm. Các lực lượng đang sử dụng cọc tre và bao tải cát để đóng và chèn nhằm hạn chế xâm thực gây sạt lở lớn. Dự kiến, công tác gia cố, khắc phục tuyến bờ biển này sẽ hoàn tất vào chiều cùng ngày.



Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, ảnh hưởng của bão số 9 và triều cường, sóng lớn làm cho bờ biển tại địa phương tiếp tục bị xói lở nặng với chiều dài hơn 14km.
Hiện chính quyền các địa phương đang tiến hành gia cố, hạn chế tình trạng sạt lở chủ yếu bằng rọ sắt chèn đá và bao tải cát. Về lâu dài, phải xây dựng kè biển kiên cố nhưng kinh phí tốn kém nên cần có sự chi viện từ Trung ương. UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương hỗ trợ 250 tỷ đồng triển khai xây dựng bè biển chống sạt lở.
Sáng cùng ngày, tại cuộc họp triển khai công tác ứng phó cơn bão số 13, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ đạo hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết từ ngày mai (14-11) để phòng chống bão số 13. Đồng thời, yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên - Huế tiếp tục theo dõi sát diễn biến mưa bão thực tế tại địa phương để chủ động cho học sinh nghỉ học, đảm bảo an toàn.
Tin cùng chuyên mục

Quảng Trị: Bãi nhiệm chức vụ một Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh

Bình Định: Phát hiện gần 12ha rừng bị tàn phá, lấn chiếm đất

Quảng Trị: 2 chị em tử vong nghi do ngộ độc

Nguyễn Đình Chiểu dùng ngòi bút dạy đạo và thể hiện tấm lòng ái quốc yêu dân

Bình Dương: Mời làm việc chủ công trình liên quan san lấp trái phép hồ Dầu Tiếng

Quyết định của Chủ tịch nước về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Khốn khó mua phải nhà trên đất nông nghiệp

Nguyễn Đình Chiểu - Dùng bút đánh giặc

Người đưa cây cói vượt đại dương
