Khai thác du lịch vùng trồng khóm Cầu Đúc

Theo Sở KH-CN tỉnh Hậu Giang, hiện tỉnh đã xây dựng thành công mô hình sản xuất khóm Queen “Cầu Đúc”, quy mô 50ha, đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. 
Khai thác du lịch vùng trồng khóm Cầu Đúc

Khóm “Cầu Đúc” Hậu Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Bằng phương pháp cấy mô, tỉnh đã tiếp nhận và làm chủ được công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất các giống cây sạch bệnh như: chuối, khóm Queen Cầu Đúc… Các giống cây này đã phát huy tác dụng khi được đưa vào sản xuất thực tế, góp phần giải quyết được vấn đề chất lượng cây giống kém hiệu quả do thoái hóa giống.

Khóm Cầu Đúc thuộc giống Queen (nữ hoàng) nổi tiếng ở miền Tây. Nét riêng của giống khóm này là trái có hình dáng thanh nhã, cuống ngắn, lõi nhỏ, thịt màu vàng sậm, ít xơ, ăn giòn và ngọt. Đặc biệt, trái khóm Cầu Đúc có thể để khoảng 10 - 15 ngày không bị thối. Cây khóm Cầu Đúc cao trên 1m, trọng lượng trung bình 1,5kg - 2kg/trái.

Hiện khóm Cầu Đúc trồng tập trung ở thành phố Vị Thanh với gần 2.000ha, tăng gần 500ha so với năm 2018. Một số người dân trồng khóm Cầu Đúc đang tận dụng rẫy khóm để phát triển du lịch cộng đồng theo kiểu homestay nhằm tăng thu nhập, đồng thời quảng bá các đặc sản của vùng khóm Cầu Đúc (ảnh).

Tin cùng chuyên mục