Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 2: Đáng lo tình trạng sinh viên “nhạt Đảng“

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 2: Đáng lo tình trạng sinh viên “nhạt Đảng“

Có không ít lý do khiến nhiều sinh viên giỏi không còn tha thiết muốn vào Đảng, trong đó có cả những vấn đề thực tế khách quan mang lại, nhưng cũng có những vấn đề thuộc về nguyên tắc của Đảng. Về lâu dài, nếu những sinh viên trẻ tài năng, nhiệt huyết nhất lại “ngại” vào đảng thì nguy cơ là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong hệ thống nhà nước sẽ thiếu đi nguồn dự bị cán bộ chất lượng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu lực của công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước.
Có không ít lý do khiến nhiều sinh viên giỏi không còn tha thiết muốn vào Đảng, trong đó có cả những vấn đề thực tế khách quan mang lại, nhưng cũng có những vấn đề thuộc về nguyên tắc của Đảng. Về lâu dài, nếu những sinh viên trẻ tài năng, nhiệt huyết nhất lại “ngại” vào đảng thì nguy cơ là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong hệ thống nhà nước sẽ thiếu đi nguồn dự bị cán bộ chất lượng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu lực của công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước.
Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 2: Đáng lo tình trạng sinh viên “nhạt Đảng“ ảnh 1

Để tìm hiểu thực tế sinh viên hiện nay nhận thức thế nào với việc vào Đảng, chúng tôi đã đến và ghi nhận ý kiến các em sinh viên ở nhiều trường ĐH khác nhau. Theo Sơn Tùng, sinh viên Trường ĐH Thương mại, trở thành đảng viên khi còn là sinh viên là một thử thách lớn, vừa phải học tập tốt, vừa phải có trách nhiệm với tập thể, vừa tham gia nhiều hoạt động đoàn thể khác. Quá nhiều trách nhiệm ràng buộc trong khi sinh viên còn trẻ, còn muốn bay nhảy nhiều hơn. Do đó, chỉ bạn nào xác định rõ con đường đi của mình trong tương lai là làm việc ở các cơ quan nhà nước và muốn trở thành cán bộ quản lý thì mới cần vào Đảng để rèn luyện, phấn đấu ngay từ thời sinh viên, còn lại thì không.

Bí thư Đoàn Trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Khánh đề cập đến khó khăn:
Phan Thị Linh, đang học năm thứ 4, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân là một sinh viên rất năng động. Tuy chưa tốt nghiệp đại học, Linh đã cộng tác làm việc cho một công ty nước ngoài có trụ sở chính tại Singapore, chi nhánh Hà Nội. Mặc dù rất tích cực tham gia các hoạt động đoàn, hội ở khoa, ở trường, tham gia các nhóm thiện nguyện, thế nhưng, Linh lại không hề có ý định vào Đảng. Cô chia sẻ thẳng thắn: “Vào Đảng thì em chưa thấy có lợi ích gì, ví dụ như cơ hội nghề nghiệp, Chưa kể, nếu vào Đảng thì sau bị sẽ ràng buộc nhiều thứ, thiếu sự tự do, trong khi em xác định làm việc cho công ty nước ngoài”.
Cũng như ý kiến của sinh viên Sơn Tùng, Phan Thị Linh cũng nhận xét, thực tế ở lớp, ở khoa của cô, chỉ những bạn đã có định hướng của gia đình ngay từ đầu là ra trường vào làm việc ở cơ quan nhà nước thì mới có ý thức phấn đấu vào Đảng. Được hỏi “Nếu có cơ hội em có vào Đảng không?”, Linh bày tỏ: “Nếu sau này, hiểu biết của em đầy đủ hơn, môi trường hoạt động Đảng phù hợp cho em phát triển bản thân và đóng góp sức mình để giúp tổ chức hoạt động lành mạnh và đúng mục tiêu, có thể em sẽ cân nhắc việc vào Đảng”.
Ý kiến thực tế từ sinh viên Phan Thị Linh:
Một trường hợp khác mà chúng tôi gặp là Nguyễn Văn Tuấn, sinh viên Khoa Tự động hóa, ĐH Bách khoa Hà Nội, vừa tốt nghiệp một thời gian ngắn. Với ưu thế giỏi tiếng Anh, học lực loại giỏi, Tuấn đã kịp nhảy việc ở một vài tập đoàn nước ngoài lớn. Tuấn cho biết, gia đình em có tới 5 đảng viên, bao gồm bố và 4 chị gái là đảng viên, nhưng ngay từ đầu, xác định chỉ làm việc cho các tập đoàn nước ngoài nên không có ý định phấn đấu vào Đảng. Còn các chị gái Tuấn, do học những ngành làm việc ở cơ quan nhà nước như y khoa, sư phạm, hành chính công... nên đều trở thành đảng viên.
Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 2: Đáng lo tình trạng sinh viên “nhạt Đảng“ ảnh 2
Tương tự, Thanh Vân, một cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cũng chia sẻ, cô không muốn vào Đảng vì xác định học xong sẽ thi tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài cần người phù hợp với yêu cầu của họ chứ không quan tâm đến các yếu tố khác. Đặc biệt, Thanh Vân lo ngại rằng, nếu vào Đảng mà lại đi làm ở doanh nghiệp nước ngoài thì cô sẽ phải sinh hoạt ở chi bộ địa phương. Điều lệ Đảng quy định chặt chẽ về việc họp chi bộ hàng tháng, trong khi yêu cầu công việc phải đi công tác liên tục, có khi ở nước ngoài cả tháng, rất khó có thể làm đúng điều lệ. Đó là chưa kể đảng viên thì thủ tục xin đi làm việc, học tập ở nước ngoài sẽ khó khăn hơn”.
Bí thư Đoàn Trường ĐH Mở TPHCM Trần Văn Trí đưa ra quan điểm:
Anh Nguyễn Nhất Linh, Bí thư Đoàn Trường ĐH Kinh tế quốc dân thừa nhận thực tế như vậy và cho biết, có rất nhiều yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên, có thể kéo sinh viên rời xa những mục tiêu phấn đấu ban đầu. Ví dụ, có những bạn cũng muốn phấn đấu vào đảng nhưng sau đó hoạt động khởi nghiệp có thể cuốn sinh viên vào những ngã rẽ mới, xao nhãng học tập và phấn đấu. Một số bạn khác sau khi tìm hiểu thì lo ngại về việc chưa biết tương lai sau này mình sẽ công tác ở đâu, cơ quan, doanh nghiệp đó có chi bộ không, nếu không có chi bộ thì sinh hoạt, phấn đấu tiếp ra sao; nếu vào Đảng rồi mà để đứt đoạn sinh hoạt thì có ảnh hưởng gì đến tương lai phấn đấu sau này hay không?...

Bà Ngô Thị Thúy, cán bộ Văn phòng Đảng ủy, Đảng bộ Trường ĐH Thăng Long cho biết, là trường ngoài công lập, cả hiệu trưởng và chủ tịch hội đồng quản trị nhà trường đều là người ngoài Đảng, nhưng lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác phát triển đảng viên. Tuy vậy, công tác phát triển đảng viên trong sinh viên không thực sự thuận lợi, tỷ lệ kết nạp không cao. Đảng bộ Trường ĐH Thăng Long hiện có 103 đảng viên, nhưng chỉ có hơn 20 đảng viên là sinh viên. Mỗi năm trường chỉ kết nạp được 5 -6 sinh viên vào Đảng.

Nhiều đợt thông báo mở lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng nhưng không có sinh viên tham gia dù trường đã tạo điều kiện hết sức có thể về tiêu chuẩn cho sinh viên. Ví dụ các em chưa đạt học lực khá nhưng nếu có thành tích nổi trội khác trong các hoạt động thì trường cũng tạo điều kiện bồi dưỡng. Trường ĐH Thăng Long đã từng có một số trường hợp sinh viên đi học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng nhưng sau đó xin rút với lý do: chưa nhận thức đầy đủ về Đảng. Những trường hợp này trường cũng chỉ biết tôn trọng quyết định của sinh viên, bởi vào Đảng phải là sự tự nguyện.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, một trường ĐH ngoài công lập cho biết, tuy là trường tư nhưng trường cũng có chi bộ, thuộc Đảng ủy Tập đoàn FPT, có kết nạp Đảng cho sinh viên, nhưng không nhiều, chủ yếu duy trì số đảng viên đã có để sinh hoạt. Đặc thù của Trường ĐH FPT là đào tạo các ngành nghề công nghệ, cơ hội nghề nghiệp mở rộng, sinh viên chủ yếu quan tâm đến việc chuyên môn, học tập, không ưu tiên cho việc vào Đảng.

Ông Nguyễn Trọng Bé, Trưởng phòng Giáo dục Chính trị - tư tưởng, Sở GD-ĐT Nghệ An lý giải: Việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa kịp thời và hiệu quả. Một bộ phận học sinh còn thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nhiều sinh viên có ý định du học chưa thật sự tập trung phấn đầu để vào Đảng. Các thế lực thù địch, các trang mạng xã hội ít nhiều làm ảnh hưởng đến lý tưởng phấn đấu vào Đảng của học sinh …

So với các trường dân lập, các trường ĐH khối công lập vốn được coi là có nhiều thế mạnh hơn hẳn trong việc kết nạp đảng trong sinh viên. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tỷ lệ sinh viên vào đảng của các trường thuộc khối này cũng đang giảm đi. Tại Trường ĐH Hà Nội, chị Vương Thu Hằng, Bí thư Đoàn trường cho biết, với đặc thù đào tạo ngoại ngữ, sinh viên ra trường chủ yếu tìm việc ở khu vực kinh tế tư nhân, công ty nước ngoài nên tỷ lệ sinh viên vào Đảng thấp, năm 2016 kết nạp được 33 sinh viên, năm 2017 con số này là 19 sinh viên, đến năm 2018 chỉ kết nạp được 7 sinh viên.

Sinh viên trường hoạt động đoàn rất tích cực, nhận thức về Đảng, về đoàn rất tốt nhưng khi giới thiệu vào Đảng thì các bạn từ chối. Lý do là sau này đi làm công ty nước ngoài thì việc vào Đảng không cần thiết. Nhiều bạn hẹn sau này công việc ổn định sẽ vào Đảng. Tương tự, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM là Đảng bộ có số lượng sinh viên là đảng viên cao nhất các trường đại học ở TPHCM nhưng hiện tỷ lệ sinh viên kết nạp đảng của trường cũng giảm. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường nhận xét, phong trào sinh viên vào Đảng so với trước đang giảm đi.

Tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một trong những trường có truyền thống kết nạp nhiều sinh viên vào Đảng, tình hình cũng không khả quan hơn. Với đặc thù sinh viên sư phạm ra trường gắn nhiều với cơ quan hành chính sự nghiệp, ý thức sinh viên vào Đảng rất cao. Tuy thế, những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên vào Đảng đã giảm khá nhiều.

Năm học 2016-2017, trường kết nạp được 140 sinh viên, năm 2017-2018 chỉ còn 89 sinh viên, năm 2018-2019 giảm còn 72 sinh viên, trên tổng số sinh viên của trường khoảng 8.000 em. Hàng loạt trường ĐH khác đều có tỷ lệ sinh viên vào Đảng giảm như ĐH Lâm Nghiệp năm 2016 kết nạp 130 nhưng năm 2018 chỉ còn 53; ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội từ con số 121 năm 2016 giảm chỉ còn 26 năm 2018.

Một số trường ĐH ngoài công lập năm 2018 còn không kết nạp được đảng viên sinh viên nào như ĐH Hòa Bình, ĐH quốc tế Bắc Hà, ĐH dân lập Đông Đô… Ngoài một số trường ĐH lớn vẫn giữ được “phong độ” kết nạp sinh viên như ĐH Kinh tế quốc dân 9 tháng năm 2019 kết nạp 103 em, ĐH Lao động-Xã hội kết nạp 111 em, ĐH Luật Hà Nội kết nạp 104 em. Còn lại hầu hết các trường đều chỉ kết nạp được khoảng vài chục sinh viên. 

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 2: Đáng lo tình trạng sinh viên “nhạt Đảng“ ảnh 4

Lý giải nguyên nhân, bà Trương Thị Dung cho rằng việc đổi mới trong thi cử khiến các trường phải tập trung vào công tác tuyển sinh nhiều hơn, quỹ thời gian cho công tác phát triển đảng bị giảm đi. Bên cạnh đó, việc tinh gọn bộ máy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đảng. Lý do nữa là gần đây các trường không bị giao chỉ tiêu về phát triển đảng viên mới. Còn về phía các trường, với mục tiêu chọn những người thực sự ưu tú nên ngoài các tiêu chí chung của đảng uỷ khối, các trường còn có thêm những tiêu chí chung rất khắt khe, sinh viên khó đạt được, ví dụ các yêu cầu về giấy chứng nhận, giải thưởng.

Bà Dung cũng thừa nhận, có một lý do nữa khiến lượng sinh viên được kết nạp Đảng giảm, đó là nhiều sinh viên e ngại vì không thấy có quyền lợi nào khi được vào Đảng, sợ bị ràng buộc bởi các quy định, điều lệ. Những căn nguyên này cần được tháo gỡ nếu muốn thúc đẩy công tác phát triển đảng trong trường ĐH.

Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 2: Đáng lo tình trạng sinh viên “nhạt Đảng“ ảnh 5
Khắc phục tình trạng “nhạt Đảng” trong sinh viên - Bài 2: Đáng lo tình trạng sinh viên “nhạt Đảng“ ảnh 6

Tin cùng chuyên mục