Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, do Bộ GTVT đề xuất. Địa điểm thực hiện tại huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang). Dự kiến tổng mức đầu tư toàn dự án là 6.029 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Để thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện và phù hợp với chủ trương phân cấp cho UBND tỉnh Đồng Tháp làm cơ quan chủ quản thực hiện, Bộ GTVT dự kiến chia Dự án Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu làm 2 thành phần.
Cụ thể, thành phần 1 (từ Km0 đến khoảng Km18+200), có chiều dài khoảng 18,2km (thuộc xã An Bình và xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4.307 tỷ đồng. Còn thành phần 2 (khoảng Km18+200 đến khoảng Km27+430) có chiều dài khoảng 9,23km (thuộc xã Tân Hưng và xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.722 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thời gian chuẩn bị dự án là năm 2022; dự kiến thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư trong năm 2022 và 2023; khởi công công trình năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2025. Đến năm 2026 đưa vào khai thác.
Tin cùng chuyên mục

Không để xảy ra tình trạng chen lấn gây ùn tắc tại các bến xe, nhà ga trong dịp lễ 2-9

Đường Vành đai 3 TPHCM bắt đầu thi công vào ngày 30-6-2023, hoàn thành ngày 30-6-2026

Xây dựng đường sắt cao tốc TPHCM đi các tỉnh theo mô hình TOD

Còn xảy ra lỗi không nhận diện thẻ trong thu phí không dừng trên cao tốc

Tài xế lại phản đối thu phí tại trạm BOT Kiến Xương

Hàng không bắt đầu mở bán vé máy bay Tết

Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan khởi công trong quý 1-2023

Phấn đấu hoàn thành cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong năm 2026

Khảo sát tuyến đường thủy từ TPHCM đi Tiền Giang, Bến Tre
