
Hội nghị tập trung vào các nội dung như: công tác quản lý nhà nước về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Qua đó, các tỉnh, thành phố sẽ trao đổi thông tin nhằm xây dựng những định hướng mới trong phát triển du lịch tại địa phương; khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, đa dạng và đặc trưng của vùng cùng hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, làng nghề, ẩm thực phong phú và phát huy được lợi thế cửa ngõ vùng, cửa ngõ quốc tế, cơ sở hạ tầng du lịch.
Các chuyên gia du lịch nhìn nhận rằng, việc liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố và giữa các vùng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao dựa trên việc phát huy thế mạnh về bản sắc văn hóa, cảnh quan và sản vật của từng địa phương trong việc xây dựng sản phẩm thu hút du khách với sự hợp tác, chia sẻ nguồn lực về thông tin quảng bá và đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, khởi đầu từ đề xuất của TPHCM, tháng 9-2019, liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức ký kết với 5 nội dung chính, gồm: Công tác quản lý nhà nước về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Song song với thỏa thuận chính, kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn cũng được các địa phương xây dựng với những nội dung giải pháp cụ thể.

Từ hiệu quả của liên kết đầu tiên, TPHCM mạnh dạn đề xuất và được sự thống nhất của Chính phủ, liên kết phát triển du lịch giữa TPHCM và vùng Đông Nam bộ được triển khai tháng 6-2020; liên kết với vùng Tây Bắc mở rộng được triển khai ngày 14-11-2020, liên kết với vùng Đông Bắc được triển khai ngày 20-11-2020.
Tiếp nối chuỗi liên kết với các vùng, TPHCM tiếp tục đề xuất sự phối hợp liên kết giữa TP Hà Nội, TPHCM với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm: các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế. Liên kết giữa TP Hà Nội, TPHCM với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch Việt Nam khi gắn kết 2 địa phương đầu tàu về kinh tế - văn hóa - xã hội - du lịch của phía Bắc và phía Nam với dải đất miền Trung xinh đẹp và giàu tiềm năng.

Liên kết nhằm tạo ra các sản phẩm liên tuyến, liên vùng hấp dẫn độc đáo, giúp doanh nghiệp du lịch của các đia phương khai thác hiệu quả các sản phẩm, tổ chức các chương trình kích cầu du lịch liên vùng, thông qua đó thúc đẩy sự trao đổi thị trường khách giữa 2 đầu đất nước với vùng biển miền Trung xinh đẹp và giàu sản vật, tăng lượng du khách nội địa giữa các địa phương.
Liên kết hợp tác giữa TP Hà Nội, TPHCM với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực khi thị trường du lịch quốc tế mở cửa trở lại.
Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Khu du lịch Một thoáng Việt Nam

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Tân Sửu 2021 có gì độc đáo?

Lễ hội Tết Việt 2021 sẽ diễn ra từ ngày 21-1 đến 24-1

Những đôi chân không mệt mỏi

Du lịch thông minh trong thời đại số, khách hàng được lợi

Lung linh sắc màu Hội An

Kích cầu vẫn được coi là “phao” cứu sinh của lữ hành năm 2021

Quảng Bình: Điểm đến khác biệt và an toàn

Quảng Bình: Đo vẽ 404 hang động với chiều dài 231km
