Cá thể khỉ mặt đỏ và khỉ đuôi lợn nói trên đều nằm trong danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, cần được bảo tồn, nghiêm cấm việc khai thác, săn bắt, buôn bán. Trước đó, trong khi đi rừng, người dân đã phát hiện các cá thể khỉ này bị dính bẫy trọng thương nên đưa về nhà nuôi nhốt, chăm sóc. Sau đó, biết đây là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, người dân đã liên hệ với cơ quan chức năng giao nộp để cứu hộ, thả về môi trường tự nhiên.
Vườn quốc gia Vũ Quang cũng phối hợp với cơ quan chức năng tiếp nhận 1 cá thể rùa cổ sọc (tên khoa học Mauremys Sinensis, nhóm Nguy cấp trong Danh lục đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên) từ người dân ở xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang giao nộp để thả về môi trường tự nhiên.
Cùng ngày, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đã phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ tiến hành thả 2 cá thể linh trưởng khỉ mặt đỏ về với môi trường rừng tự nhiên, mỗi con có cân nặng khoảng 6kg, do người dân tự nguyện giao nộp từ trước đó.
Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Phát triển Củ Chi thành điểm du lịch hòa bình

Chủ tịch HĐND TPHCM trao quà cho gia đình cách mạng tại Bình Định

TPHCM dẫn đầu cả nước hoàn thành gói chi hỗ trợ thất nghiệp do Covid-19

Quốc hội giám sát về giảm nghèo, bình đẳng giới và người cao tuổi tại Cà Mau

Cây bàng vuông từ Trường Sa được trồng ở khu dân cư ở TP Thủ Đức

Cà Mau: Điều tra ao tôm công nghiệp nghi bị đầu độc

Trao tặng nhà đồng đội cho chiến sĩ đảo xa

Đoàn giám sát việc huy động, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 họp phiên đầu tiên

Phú Yên: Triển lãm 300 bức ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa
