Làng đá chẻ bắt nguồn từ một vài hộ dân mua nguyên liệu đá được khai thác từ mỏ đá Hồ Mùn và Trường Bản (Hòa Sơn), sau đó cắt, chẻ thành các sản phẩm đá trang trí nội thất. Đến nay, toàn xã Hòa Sơn có khoảng 88 cơ sở sản xuất, hộ làm nghề với khoảng hơn 500 lao động, tập trung các thôn Phú Hạ, Xuân Phú, Phú Thượng...
Nghề làm đá chẻ Hòa Sơn là nghề thủ công, đòi hỏi sức khỏe, sự chịu khó, cần cù và một chút khéo léo. Ngồi chẻ đá tại xưởng, anh Nguyễn Hồng Thanh (sinh 1990, người Nghệ An) cho biết, làm nghề này được 10 năm, công việc của anh là đập đá ở ngoài bãi, cắt đá thành những mảnh nhỏ.

Ông Nguyễn Mai Huynh (sinh năm 1983, thôn Phú Thượng), chủ một hộ gia đình làm nghề đá cho hay, từ năm 2016, anh bắt đầu kinh doanh bằng nghề này. Nguồn nguyên liệu khoáng sản làm đá trang trí tại các mỏ đá trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển cũng như giảm các chi phí khác, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất đá trang trí trong thời gian lâu dài. Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại chỗ đã góp phần nâng cao thu nhập làm tăng hiệu quả sản xuất và tính ổn định trong quá trình phát triển.

Cũng là một người dân Phú Thượng, bà Nguyễn Thị Kim Năng, chủ cơ sở công ty TNHH đá tự nhiên Sài Gòn Hòa Vang (thôn Xuân Phú) kể rằng, thường thì cơ sở của bà cứ làm ra loại mảnh đá trang trí với kích thước và kiểu dáng khác nhau. Khách hàng ở gần sẽ đến chọn và đặt hàng những mảnh đá trang trí thích hợp nếu số lượng còn ít. những đại lý họ tìm tới mình để mua. Với những đối tác ở xa thì họ sẽ đặt hàng qua điện thoại. Khách hàng mua nhiều vào khoảng đầu và cuối của một năm vì khoảng thời gian này người ta ít xây dựng nên giá cả sẽ không đắt đỏ.



Ông Nguyễn Duy Phương, Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết, với bàn tay tài hoa của những người lao động, kết hợp với máy móc hiện đại, đá trang trí Hòa Sơn không chỉ có mặt ở thị trong nước mà còn xuất khẩu nhiều quốc gia trên thế giới.


Mới đây, TP Đà Nẵng đã phê duyệt đề án Phát triển Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn với tổng diện tích đất quy hoạch là 119.509m2, trong đó, đất bố trí sản xuất đá chẻ là 41.769m2 (tương đương 202 lô). Việc phát triển Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn được phân kỳ đầu tư như sau: năm 2020, thực hiện công tác giải tỏa đền bù; năm 2021-2022, đầu tư hoàn thiện hạ tầng dự án; từ năm 2023 trở đi, thực hiện bố trí, sắp xếp các hộ, cơ sở sản xuất vào Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đưa vào quản lý, hoạt động...

Tin cùng chuyên mục

Ấm lòng người Đà Nẵng chung tay giải cứu nông sản Hải Dương

Đà Nẵng: Xét nghiệm Covid-19 cho hơn 1.000 thanh niên nhập ngũ

Đà Nẵng cần khai thác hiệu quả các cảng biển

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu báo cáo tiến độ dự án hơn 720 tỷ đồng hàng tháng

Dòng vốn đầu tư chảy về Đà Nẵng dịp đầu năm 2021

Trao bằng xếp hạng di tích cấp thành phố Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ

Đà Nẵng: Khai báo không đúng, sẽ truy tố trách nhiệm hình sự nếu dương tính với SARS-CoV-2

Bảo tồn và phát triển di tích khảo cổ Chăm Phong Lệ

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị nghiêm túc nhìn lại trách nhiệm đơn vị liên quan
