Giá ca cao biến động ở mức 4.500-5.000 đồng/kg

Theo TS. Nguyễn Như Hiến, Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT, trong năm 2017, cây ca cao được phát triển tại 15 tỉnh, thành phố tại một số khu vực phía Nam và đã khẳng định vị thế trong mô hình trồng xen với dừa, cây ăn quả tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 13-12, tại TP Biên Hòa, Đồng Nai, Ban điều phối Phát triển Ca cao Việt Nam (VCC) thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và phướng hướng năm 2018.

Giá ca cao biến động ở mức 4.500-5.000 đồng/kg ảnh 1 Hội nghị thường niên của Ban điều phối Phát triển ca cao Việt Nam
Theo số liệu báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố, diện tích ca cao hiện nay là 11.559ha, trong đó: Đắk Lắk 2.052ha, Đắc Nông 532ha, Lâm Đồng 672ha, Đồng Nai 820ha... Hiện tại, năng suất bình quân ca cao đạt 8,5 tạ hạt khô/ha, sản lượng thu mua ca cao đạt 6.783ha, giá dao động ở mức từ 4.500 - 5.000 đồng/kg.

Tại hội nghị, TS. Nguyễn Như Hiến, Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT, cho biết trong năm 2017, cây ca cao được phát triển tại 15 tỉnh, thành phố tại một số khu vực phía Nam và đã khẳng định vị thế trong mô hình trồng xen với dừa, cây ăn quả tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Với điều kiện tại các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên và trên diện tích chuyển đổi từ cà phê kém hiệu quả tại tỉnh Đắk Lắk, Đắc Nông, năng suất ca cao đang từng bước được cải thiện, ca cao chứng nhận được triển khai sớm, chất lượng hạt ca cao được các đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao. Hiện đã hình thành mạng lưới thu mua, sơ chế lên men rộng khắp các vùng trồng ca cao.

Theo TS. Nguyễn Như Hiến, ngành chế biến ca cao đang có dấu hiệu khởi sắc, khả năng tiêu thụ sản phẩm ca cao trong nước tăng nhanh. Ngành ca cao được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình phát triển ca cao. Một số tổ chức, doanh nghiệp quốc tế bước đầu xây dựng vùng sản xuất ca cao tập trung, quy mô sản xuất lớn tại tỉnh Đắk Lắl, Đồng Nai. Ca cao Việt Nam được Tổ chức ca cao Thế giới đánh giá là ca cao hương vị, mang lại vị thế cũng như nhiều thuận lợi cho ngành ca cao Việt Nam.

Giá ca cao biến động ở mức 4.500-5.000 đồng/kg ảnh 2 Năng suất ca cao đang từng bước được cải thiện

Tuy nhiên, ngành ca cao Việt Nam hiện vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đó là: diện tích, năng suất, sản lượng ca cao tăng chậm; hiệu quả kinh tế thấp, chưa đáp ứng kỳ vọng, tâm lý người trồng nhiều nơi chưa an tâm...

Nguyên nhân được xác định là do điều kiện sinh thái tại một số vùng chưa thực sự phù hợp cho cây ca cao phát triển. Cụ thể, phần lớn diện tích ca cao trồng các vùng trước đó đã có cây trồng, chủ yếu trồng xen dưới tán dừa, điều, cây ăn quả, đất đai chưa thật sự phù hợp; đất trồng cây cà phê kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc quản lý chất lượng cây giống còn nhiều hạn chế, nhiều nơi sản xuất cây giống không có cây đầu dòng dẫn đến năng suất thấp.

13/12/2017, 12:05 (GMT+7)

Sáng nay 13/12, tại tỉnh Đồng Nai đã diễn ra Hội nghị thường niên của Ban điều phối ca cao Việt Nam (VCC), tổng kết hoạt động năm 2017 và phương hướng năm 2018, do Trung tâm Khuyến Nông quốc gia – Ban điều phối ca cao Việt Nam tổ chức. 

Hội nghị thường niên Ban điều phối ca cao Việt Nam
 Hội nghị thường niên Ban điều phối ca cao Việt Nam

Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị lần 21 ca cao ASEAN năm 2018

Tham gia hội nghị có đại diện của Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, Cục trồng trọt, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyện, Sở NN-PTNT các tỉnh có trồng ca cao và các DN thu mua ca cao.

Theo VCC, diện tích ca cao Việt Nam hiện đạt 11.559 ha, tập trung chủ yếu tại 3 vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL; trong đó những tỉnh có diện tích ca cao đứng đầu là Đắk Lắk với 2.052 ha; Tiền Giang 1.337 ha; Vĩnh Long 1.419 ha. Diện tích ca cao đang cho thu hoạch chiếm khoảng 70% và diện tích trồng xen chiếm khoảng trên 90%. Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu trồng xen cây điều, còn tại ĐBSCL trồng xen dừa và cây ăn quả.

Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao
Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao

Từ năm 2013 đến nay diện tích ca cao liên tục giảm, so với năm 2012 (diện tích ca cao đạt cao nhất) đã giảm tới 56%, nguyên nhân do giá ca cao biến động xuống thấp, hiện đang ở mức 4.500 -5.000 đ/kg, trong khi giá của một số cây trồng cạnh tranh trực tiếp như bưởi da xanh, dừa, tiêu…lại tăng cao gấp nhiều lần. Do vậy, một số vùng  nông dân đã tự đốn bỏ cây ca cao để chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Trong năm 2018, Việt Nam sẽ đăng cai hội nghị lần 21 ca cao ASEAN, do vậy  VCC sẽ tập trung vào công tác thống kê chính xác lại diện tích ca cao, xây dựng các mô hình để các đoàn khách quốc tế sẽ tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Hơn nữa, thông qua đó sản phẩm ca cao Việt nam cũng có dịp quảng bá về vùng trồng cững như chất lượng ra khu vực và thế giới. Đồng thời, năm tới VCC sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ các địa phương phát triển ca cao theo hướng chất lượng, trên cơ sở thâm canh tăng năng suất, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nông dân. Đồng thời, phát triển ngành hàng ca cao theo chuỗi, từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ...

Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao
 Tham quan các mô hình trồng và chế biến ca cao
MINH SÁNG

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

GỬI BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục