Gameshow, truyền hình thực tế: Tìm hướng đi mới

Đang ở giai đoạn bão hòa khi sức hút khán giả cũng như mức giá quảng cáo sụt giảm, thị trường gameshow và truyền hình thực tế Việt năm 2019 tiếp tục hứa hẹn là cuộc đua khốc liệt. Điều đó buộc các đơn vị sản xuất phải nỗ lực đổi mới hình thức thể hiện và quan trọng nhất, chất lượng vẫn phải là yếu tố hàng đầu.  
Ký ức vui vẻ - chương trình đang nhận được khá nhiều phản hồi tích cực. Ảnh: ĐÔNG TÂY
Ký ức vui vẻ - chương trình đang nhận được khá nhiều phản hồi tích cực. Ảnh: ĐÔNG TÂY

Bão hòa là tất yếu

Thị trường gameshow và truyền hình thực tế Việt thời gian qua tiếp tục chứng kiến sự chững lại như một hệ quả tất yếu. Nói như chị Dương Vân Anh, Giám đốc truyền thông MCV Media: “Trong thời buổi mọi thứ đều đua nở sẽ dẫn đến bão hòa”. Sự bão hòa ấy đã được thể hiện trên nhiều phương diện: sức hút của các chương trình đình đám, mức giá quảng cáo, sự quan tâm của khán giả đều giảm đi đáng kể.

Ở phương diện thương hiệu, những chương trình từng rất thành công: Gương mặt thân quen, Giọng hát Việt và Giọng hát Việt nhí, Thách thức danh hài, Tuyệt đỉnh song ca, The Face Việt Nam… năm qua vẫn được sản xuất, nhưng các quán quân cứ lặng lẽ ra đời và chìm vào đám đông.

Thống kê của Vietnam Tam (hệ thống đo lường định lượng khán giả truyền hình Việt Nam) cũng cho thấy, trong các tháng, quý, số lượng chương trình có rating (lượng theo dõi) cao, lép vế hẳn so với các chương trình về thể thao, phim truyện truyền hình; số chương trình giữ được sức hút còn lại rất ít. Mức giá quảng cáo khung giờ vàng cao nhất hiện nay trung bình đạt 170 - 180 triệu đồng/block 30 giây.

Chị Dương Vân Anh nhận định về trào lưu bùng phát rồi thoái trào của các gameshow: “Tôi nghĩ đó là chuyện tất yếu ở mọi ngành nghề và giải trí cũng không ngoại lệ. Xu hướng, trào lưu suy cho cùng là vấn đề trả lời câu hỏi: làm gì, làm cho ai?”. Trong khi đó, với thâm niên nhiều năm ngồi ghế giám khảo, ca sĩ Phương Thanh cho rằng: “Việc thịnh rồi thoái trào của gameshow là điều đã được dự báo trước, bởi cái gì lúc ban đầu cũng rất tuyệt vời. Gameshow là trò chơi, nó có nguyên tắc và có giá trị trong thời gian ngắn”.

Đặc điểm nổi bật nhất trong năm qua của loại hình này tiếp tục là trào lưu ăn theo. Sau cơn sốt của bolero, duy trì được sức nóng trong vài năm (nay đã hạ nhiệt), các gameshow hẹn hò bùng lên như một hiện tượng nhưng cũng nhanh chóng lụi tàn. Trong khi đó, các gameshow, chương trình về hài, thi tài tí hon, ẩm thực… cũng chỉ mang tính cầm chừng.

Có thể thấy, chính bởi sự bão hòa rất đậm nét, nên thị trường gameshow và truyền hình thực tế Việt buộc phải liên tục dịch chuyển về mặt nội dung, format. Sau khi các chương trình hài nhảm vắng bóng, đến lượt các chương trình khai thác yếu tố đời tư nghệ sĩ lên ngôi: Chuyện tối nay với Thành, Sau ánh hào quang, Hát câu chuyện tình… được coi là cứu cánh và nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.

Nhưng chính vì lạm dụng quá đà, nhiều vụ việc lùm xùm từ chính những người trong cuộc..., khiến các nhà sản xuất phải dè chừng. Vụ việc nghệ sĩ Duy Phương khởi kiện Sau ánh hào quang vì những phát ngôn của vợ cũ Lê Giang là bằng chứng điển hình. “Ở Việt Nam, có một thực trạng chất lượng phần lớn những gameshow bước qua năm thứ 2, thứ 3 là đi xuống, vì vậy nhiều nhà đầu tư có xu hướng không đầu tư vào những chương trình tốn kém vì khó thu hồi vốn. Mặc dù có nhiều chương trình ra đời nhưng khó có những show tạo hiệu ứng như những năm trước đây”, NSƯT Vũ Thành Vinh, người sáng lập KMedia, nhận định.

Vượt qua thách thức

Trong bối cảnh phim truyền hình mới chỉ có dấu hiệu vực dậy, gameshow, truyền hình thực tế vẫn là ưu tiên của nhiều đơn vị sản xuất. Đó là lý do sự cạnh tranh không hề giảm sút và buộc họ phải tìm hướng đi mới. “Đến nay, chúng tôi không dừng lại ở sản xuất chương trình truyền hình mà vươn ra cả lĩnh vực sản xuất chương trình cho các phương tiện kỹ thuật số, do vận việc lắng nghe thị trường còn quan trọng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi luôn ý thức được thế mạnh riêng của mình để phát huy, đó là tính chân thực, nhân văn luôn được đặt lên hàng đầu”, chị Vân Anh cho biết.

Theo ông Hoa Thanh Tùng, Phó trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6, trong bối cảnh nhiều khó khăn, việc lựa chọn các chương trình có nội dung hấp dẫn không hề đơn giản. Ông chia sẻ, nhiều khi nhận được chục chương trình gửi về nhưng chỉ lựa chọn được 1-2 để đưa vào sản xuất. Để hấp dẫn khán giả, cần những chương trình đột phá, hấp dẫn về nội dung, cách thể hiện, cũng như sự khéo léo, chừng mực của ê kíp sản xuất.

Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị sản xuất còn đối diện với khái niệm không hề mới: cạnh tranh số. NSƯT Vũ Thành Vinh nhận định: “Hiện các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình đang gặp những khó khăn nhất định, vì sự cạnh tranh của các nền tảng di động, online… Các nhà tài trợ hiện nay không chỉ dồn sức vào quảng cáo trên truyền hình truyền thống mà có sự chuyển hướng”. Không ít chương trình được sản xuất và phát trên YouTube hay các nền tảng trực tuyến khác vì kiểm duyệt nội dung cởi mở hơn và vì không thể chen chân vào sóng truyền hình.

Thực tế đó đòi hỏi các đơn vị sản xuất cần có sự cân đối, tìm ra điểm chạm thích hợp giữa truyền hình và số. Ở lĩnh vực phim truyền hình, nhiều phim được phát sóng song song trên truyền hình và các nền tảng trực tuyến, nhiều đơn vị sản xuất cũng đã nỗ lực khai thác vấn đề bản quyền trên môi trường số.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải từng đưa ra nhận định tại một hội thảo: “Những người làm nghề cần tìm cách sản xuất nội dung vừa thích hợp với truyền hình truyền thống, đồng thời phù hợp với khán giả qua phương thức mới”. Các số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, hiện nay khán giả có thói quen sử dụng các thiết bị di động chiếm đến hơn 80% và thời lượng xem tivi thấp hơn hẳn so với xem qua laptop, điện thoại hay mạng xã hội. Do đó, để giữ chân khán giả, người làm truyền hình buộc phải thay đổi. Một số chương trình: Bữa trưa vui vẻ, Cất cánh, Không giới hạn Sasuke Việt Nam… đã làm rất tốt trong việc tương tác khán giả trên mạng xã hội.

Theo nhà báo Đặng Diễm Quỳnh, Trưởng ban VTV6, mặc dù sản xuất chương trình truyền hình cho khán giả truyền hình và khán giả mạng xã hội là xu hướng tất yếu, nhưng nội dung phải là yếu tố đầu tiên. Đó là lý do, một số chương trình mới thời gian qua như: Lô tô show - Gánh hát ngàn hoa, Ký ức vui vẻ, 5 vòng vàng kỳ ảo, Đấu trường võ nhạc, Bước ra ánh sáng… tạo được nhiều thiện cảm nơi khán giả.

Gameshow, truyền hình thực tế: Tìm hướng đi mới ảnh 1 Ký ức vui vẻ - chương trình đang nhận được khá nhiều phản hồi tích cực. Ảnh: ĐÔNG TÂY
NSƯT Vũ Thành Vinh khẳng định, các chương trình của KMedia vẫn dựa trên yếu tố văn hóa bản địa kết hợp với cách thể hiện mới mẻ, hiện đại mang màu sắc riêng biệt: “Quan trọng hơn cả chúng tôi luôn chủ động trong các formart thuần Việt mình sáng tạo ra. Chúng tôi vẫn sẽ đầu tư nghiêm túc vào các sản phẩm, mặc dù lợi nhuận giảm đi nhưng nếu mình càng giảm chất lượng thì khán giả sẽ càng xa mình”, NSƯT Vũ Thành Vinh nói.

Đề cập đến các yếu tố để một chương trình thành công là mới lạ, hấp dẫn, thực tế, chị Vân Anh còn nhận định: “Theo quan sát của tôi, gameshow, talk show, reality show... đều đã đề cập đến đủ các vấn đề xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí. Vấn đề là tìm ra hình thức thể hiện cho mới lạ, hấp dẫn thôi”. Trong khi đó, theo ca sĩ Phương Thanh, khán giả đủ thông minh, muốn thành công, các chương trình cần có ý tưởng mới, cách dàn dựng, tư duy chính trực mới thuyết phục được công chúng.

Nhận định về thị trường gameshow 2019, theo NSƯT Vũ Thành Vinh, những show đầu tư lớn sẽ giảm đi mà thay vào đó là những show “đánh nhanh - thắng nhanh” như talk show, gameshow mini, nội dung đơn giản, vui vẻ được mua từ Hàn Quốc, Thái Lan… vừa rẻ, vừa dễ sản xuất n

Tin cùng chuyên mục