Dùng trí tuệ nhân tạo phục chế kiệt tác hội họa

Dùng bản sao chép của bức tranh từ thế kỷ 17 để làm tài liệu tham khảo, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn, nhà khoa học và nhiếp ảnh gia đã sử dụng AI để mô phỏng bảng màu và nét vẽ của họa sĩ.
Kiệt tác The Night Watch được phục chế
Kiệt tác The Night Watch được phục chế

Một trong những kiệt tác của danh họa Rembrandt - The Night Watch ra đời năm 1642, là đại diện tiêu biểu cho hội họa thời kỳ hoàng kim của Hà Lan. Tuy nhiên, tranh đã bị biến dạng rất nhiều sau khi danh họa này qua đời. Các cạnh của tranh (dài hơn 4,8m) thậm chí còn bị cắt ngắn để phù hợp với vị trí đặt trong Tòa thị chính Amsterdam.

Bảo tàng Rijksmuseum ở Hà Lan đã sở hữu The Night Watch kể từ năm 1885 và coi đây là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất trong bộ sưu tập của họ. Từ năm 2019, bảo tàng bắt tay vào một dự án kéo dài, trị giá hàng triệu USD, để phục chế bức tranh và hoàn thiện nó nhờ sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI). Đây là lần trùng tu thứ 26 với The Night Watch. 

Dùng bản sao chép của bức tranh từ thế kỷ 17 để làm tài liệu tham khảo, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn, nhà khoa học và nhiếp ảnh gia đã sử dụng AI để mô phỏng bảng màu và nét vẽ của họa sĩ. Họ scan, chụp X-quang và chụp 12.500 bức ảnh có độ phân giải cao các chi tiết vô cùng nhỏ để lắp ghép nên những phần còn thiếu của bức tranh. Các ký tự bị cắt cũng được hoàn chỉnh và thêm một vài khuôn mặt bị thiếu trong phần bị cắt đi trước đây.

Ngoài kiệt tác The Night Watch của Rembrandt, kỹ thuật AI từng được sử dụng để phục chế tác phẩm Ghent Altarpiece, được sáng tác vào năm 1432 bởi anh em họa sĩ Hubert và Jan van Eyck. Đây được xem là một trong những bức tranh ghép (gồm 18 bức) nổi tiếng nhất lịch sử.

Tin cùng chuyên mục