Đưa Việt Nam trở thành nơi tham chiếu cà phê Robusta thế giới

Cà phê Robusta Việt Nam không theo đuổi mục tiêu số 1 thế giới về sản lượng hay năng suất cao nhất mà là làm sao để người trồng có được lợi nhuận cao, hạt cà phê Việt Nam được nhiều người trên thế giới biết đến, tạo ra chuỗi giá trị chung và hướng đến sự phát triển bền vững cho mặt hàng cà phê. Hướng đến việc đưa Việt Nam trở thành nơi tham chiếu cho cà phê Robusta thế giới.
Cà phê pha phin được sản xuất hoàn toàn từ cà phê Robusta chất lượng cao đạt tiêu chuẩn cà phê quốc tế 4C
Cà phê pha phin được sản xuất hoàn toàn từ cà phê Robusta chất lượng cao đạt tiêu chuẩn cà phê quốc tế 4C

Đó là mục tiêu mà dự án Nescafé plan của Công ty Nestlé Việt Nam thực hiện 10 năm nay tại 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai).

Từ năm 2011 đến nay, dự án đã phân phối trên 46 triệu cây giống kháng bệnh cho nông dân, cải tạo và tái canh 46.000ha cà phê già cỗi. Xây dựng công cụ quản lý “Nhật ký nông hộ” (Digital Farmer Field Book – FFB) dựa trên công nghệ số (FARMS App – Farmer Relationship Management Solution), kết nối chặt hơn giữa nông dân với các chuyên gia, giúp nông dân quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, thay thế việc quản lý bằng giấy tờ. Thông qua việc tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 260.000 lượt nông dân với sự tham gia của các kỹ sư nông nghiệp; giúp tiết kiệm 40% lượng nước tưới; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu nhờ ủ vỏ hạt cà phê làm phân hữu cơ thay phân hóa học; hơn 21.000 nông hộ đạt chứng chỉ cà phê quốc tế 4C. Với việc áp dụng này, thu nhập người nông dân tăng trên 30%. 

Dự án được triển khai ở 10 quốc gia từ năm 2010 theo mô hình hợp tác công tư (PPP- Puplic Private Partnership), 1 năm sau mới tiến hành ở Việt Nam, dù đi sau nhưng lại về trước như nhận định của ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục