Du lịch miền Trung – Tây Nguyên tăng tốc

Nếu riêng lẻ mỗi địa phương, nguồn lực sẽ không đủ để quảng bá đến nhiều thị trường như khi liên minh lại sẽ đủ sức bứt phá, đó là nhận định của rất nhiều chuyên gia về hướng phát triển du lịch cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Tiềm năng cần sức mạnh liên kết

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên hội tụ đầy đủ các nguồn tài nguyên cũng như tiềm năng về du lịch. Nếu như miền Trung có tiềm năng du lịch biển, đảo với chuỗi các bãi biển mang đẳng cấp quốc tế, nhiều vịnh đẹp thế giới và nhiều đảo, bán đảo hấp dẫn trải dài thì tại các tỉnh Tây Nguyên lại tập trung các tài nguyên du lịch núi rừng, với nhiều điểm du lịch sinh thái đồi núi, thác hồ nổi tiếng. Năm 2019 miền Trung đã được bình chọn là 1 trong top 10 điểm đến hấp dẫn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo bình chọn của tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet.

Miền Trung – Tây Nguyên cần thêm những cú hích để bứt phá tương xứng với vị thế và tiềm năng du lịch của vùng. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Mạng lưới đường giao thông ở khu vực này cũng ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho du khách bốn phương dễ dàng tiếp cận các điểm đến ở miền Trung – Tây Nguyên. Toàn vùng có 12 sân bay đang hoạt động, trong đó có 5 sân bay quốc tế. Hệ thống cảng biển được nâng cấp với 10 cảng biển loại 1.  Tuy nhiên, để du lịch miền Trung - Tây Nguyên thực sự bứt phá tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực, cũng như phát triển bền vững, vẫn cần những cú hích phù hợp. Theo phân tích của các chuyên gia, cú hích đó một phần xuất phát từ việc giải quyết tình trạng thiếu liên kết vùng – vấn đề gây ra sự phát triển cục bộ và chênh lệch trong chiến lược thu hút các nhà đầu tư chiến lược giữa các tỉnh…

Bên cạnh đó, thiếu đi sự liên kết sẽ khiến các địa phương loay hoay trong việc tìm giải pháp ứng phó với các điều kiện khách quan khó lường, điển hình như tình hình dịch Covid 19 đang diễn ra phức tạp hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch trên cả nước.

Liên minh là sức mạnh

Trong những năm trở lại đây, thông qua nhiều hội thảo và nghiên cứu, các chuyên gia đã nhiều lần đề xuất du lịch miền Trung và Tây Nguyên cần hướng tới từ địa phương sang vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa. Chính phủ cần trao quyền tự chủ cần thiết để các địa phương chủ động tổ chức, kết hợp với nhau; có nhiều chính sách phù hợp cho phát triển du lịch như: chính sách thị thực để thu hút du khách nước ngoài, chú trọng sản phẩm đẳng cấp cao và các sản phẩm di sản hay cấu trúc lại xúc tiến quảng bá du lịch gắn liền với bảo tồn. Lấy ví dụ như 3 tỉnh miền Trung là  Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ký kết biên bản hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch. Hình thức hoạt động là mỗi địa phương luân phiên giữ vai trò nhóm trưởng, đưa ra kế hoạch và chủ trì các hoạt động dưới sự thống nhất của cả 3 tỉnh. Với khẩu hiệu “3 địa phương - một điểm đến”, giải pháp cùng trở thành một thương hiệu lớn trên bản đồ du lịch Việt Nam này đã cho thấy những hiệu quả khả quan và được Tổng cục Du lịch đánh giá là mô hình liên kết mẫu của cả nước.

Hay như mới đây nhất, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã triển khai chương trình Kích cầu du lịch Việt Nam, bắt đầu từ 4 tỉnh miền Trung – Tây Nguyên là Bình Định, Phú Yên, Gia Lai và Đắk Lắk nhằm giúp tăng cường phát triển du lịch trong giai đoạn biến động vì dịch Covid -19 cũng như tạo đà phát triển cho toàn ngành du lịch Việt Nam sau dịch.  Theo đó, các tỉnh sẽ cùng giới thiệu tiềm năng du lịch, xây dựng chương trình tour qua 4 tỉnh với nhiều ưu đãi về giá cả và dịch vụ phụ trợ.

Sau 4 tỉnh thành nói trên, các địa phương còn lại ở miền Trung – Tây Nguyên là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam sẽ tiếp tục tham gia chương trình kích cầu du lịch này. Về dài hạn, liên minh này sẽ giúp hình thành phương pháp ứng phó với các đợt khủng hoảng của ngành du lịch khi gặp các sự cố về thiên tai, dịch bệnh… cho không chỉ các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên phát triển du lịch mà rộng ra là ngành du lịch cả nước.   

Sự đồng hành của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch miền Trung – Tây Nguyên sẽ chẳng thể thiếu được sự nhất trí, đồng hành và cùng nỗ lực của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển… Có thể kể tới như Bamboo Airways - một hãng hàng không rất quan tâm phát triển mạng lưới giao thông các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Bamboo Airways đang đẩy mạnh mở rộng mạng lưới đường bay đến các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên

Tính riêng khu vực Tây Nguyên, hiện tại Bamboo Airways đang khai thác 10 đường bay kết nối các tỉnh Tây Nguyên với các địa phương khác. Trong khi đó, mạng lưới đường bay của Bamboo Airways kết nối từ miền Trung không chỉ vươn tới thị trường nội địa mà còn mở rộng kết nối ra quốc tế với đường bay quốc tế đầu tiên của hãng từ Đà Nẵng và Nha Trang đến Hàn Quốc.

Dự kiến trong thời gian tới, Hãng sẽ tiếp tục nghiên cứu và nhanh chóng mở rộng thêm các đường bay đến/đi miền Trung – Tây Nguyên, phục vụ cho nhu cầu di chuyển người dân đến khu vực này, đóng góp chung cho hạ tầng du lịch của toàn vùng. Với kế hoạch mở rộng hoạt động tại khu vực nói trên, Bamboo Airways kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lựa chọn di chuyển cho khách hàng, từ đó đóng góp vào công cuộc khai thác tối đa tiềm năng du lịch địa phương, thúc đẩy gia tăng liên kết vùng, từ đó sớm đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn của miền Trung - Tây Nguyên.

Bamboo Airways hiện khai thác 41 đường bay nội địa và quốc tế, vận chuyển hơn 3 triệu lượt hành khách thông qua hơn 20.000 chuyến bay an toàn tuyệt đối, tỷ lệ đúng giờ cao nhất toàn ngành trong 2 tháng đầu năm 2020.

Trong năm 2020, Hãng dự kiến mở rộng quy mô mạng bay lên 85 đường bay, trong đó có 60 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế. Dự kiến đội bay của Bamboo Airways đạt 50 máy bay, bao gồm 12 máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner.

Để đặt vé máy bay của Bamboo Airways, Quý khách vui lòng liên hệ:

Hotline: 1900 1166

Email: 19001166@bambooairways.com

Website: bambooairways.com

Facebook: www.fb.com/BambooAirwaysFanpage/

Và các Đại lý của Hãng trên toàn quốc

Tin cùng chuyên mục