Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, cho biết chương trình giáo dục mầm non hiện hành đã được Bộ GD-ĐT ban hành năm 2009, trong đó chú ý tiếp cận chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thực hiện, đã có nhiều vấn đề đặt ra trong bối cảnh xã hội mới, như vai trò của giáo dục sớm (giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi), giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, yêu cầu cho trẻ làm quen với tiếng Anh, giáo dục giới tính cho trẻ từ 3 - 5 tuổi...
Trong thực tế, đây là các nội dung đã được một số địa phương triển khai nhưng chưa được quy định trong các văn bản luật nên thiếu cơ sở pháp lý, gây khó khăn cho quá trình đánh giá kết quả thực hiện. Đặc biệt, đại diện Bộ GD-ĐT lưu ý, các địa phương không nên đặt nặng chỉ tiêu huy động 100% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) ra lớp, vì đây là độ tuổi cần vai trò giáo dục rất lớn của gia đình.
Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề nghị Bộ GD-ĐT đưa thêm các nội dung mới về giáo dục môi trường, lạm dụng game online, cận thị học đường, ứng dụng công nghệ 4.0 vào chương trình giáo dục mầm non, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tin cùng chuyên mục

Gần 100 học sinh đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Kích hoạt cơ hội học tập miễn phí cho cộng đồng

TPHCM: Chăm lo tết cho cán bộ, giáo viên ngoại thành

Nghiên cứu khoa học định hướng khởi nghiệp cho học sinh

Kết thúc diễn đàn “Chống bệnh thành tích trong giáo dục”

PGS-TS Vũ Hải Quân làm Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM

TPHCM: 50 đề tài nghiên cứu tham gia tranh tài tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp TP

Trao giải “Văn hay chữ tốt” và “Lớn lên cùng sách”

Học sinh trưởng thành hơn qua hai hội thi “Văn hay chữ tốt” và “Lớn lên cùng sách“
