Doanh nghiệp nhà nước không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản ​

Trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, bảo đảm bình đẳng như các loại hình DN khác. Do đó, không quy định nợ tự vay, tự trả của DNNN vào phạm vi nợ công.
Kết quả biểu quyết thông qua dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)
Kết quả biểu quyết thông qua dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)

Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sáng nay 23-11, với tỷ lệ tán thành là 85,74% tổng số ĐBQH.

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, các khoản nợ tự vay, tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là các khoản vay thuộc quyền tự chủ của DN.

Trường hợp DNNN không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, bảo đảm bình đẳng như các loại hình DN khác. Do đó, không quy định nợ tự vay, tự trả của DNNN vào phạm vi nợ công.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nợ công, một vấn đề còn nhiều ý kiến tranh luận, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quy định rõ đầu mối quản lý nợ công.

Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính: “chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ”.

Luật giao cho Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công. Đồng thời, để tránh cách hiểu, cách áp dụng khác nhau, bảo đảm cụ thể, chặt chẽ, thống nhất về mặt pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng Luật, UBTVQH đã bổ sung nội dung khoản 3 Điều 62 theo hướng quy định rõ: Trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Luật này và Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 thì áp dụng theo quy định của Luật này.

Về những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý nợ công (Điều 8), xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nợ công,  tiếp thu ý kiến ĐBQH, Luật đã được bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm là “vay hoặc cho vay không đúng hạn mức đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công theo quy định của pháp luật”.

Tin cùng chuyên mục