Định hình lại bức tranh di cư toàn cầu

Ngày quốc tế Người di cư được tổ chức vào ngày 18-12 hàng năm, nhằm ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của người di cư trên toàn thế giới và thúc đẩy sự tôn trọng, bảo hộ các quyền cơ bản của người di cư. Chủ đề Ngày quốc tế Người di cư năm nay là “Định hình lại bức tranh di cư toàn cầu” trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến các nhóm người di cư toàn cầu.
Người di cư xếp hàng chờ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos, Hy Lạp. Ảnh: AP
Người di cư xếp hàng chờ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos, Hy Lạp. Ảnh: AP

Muôn trùng rào cản

Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hiệp quốc, hơn 200 triệu người di cư khắp thế giới gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu như: rào cản ngôn ngữ, thiếu chính sách y tế dành cho người di cư, không thể tiếp cận các dịch vụ hoặc tình trạng nhập cư bất thường. Ngoài ra, nhiều người di cư sống trong những không gian quá đông đúc hoặc những nơi ở tạm bợ, với các dịch vụ vệ sinh và vệ sinh kém, điều này làm tăng khả năng dễ bị tổn thương đối với các kết quả sức khỏe kém. 

Những thách thức này ảnh hưởng đến đời sống của người di cư và làm suy yếu xã hội bằng cách hạn chế sự đóng góp của người di cư và làm chậm việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và sức khỏe toàn cầu. Đại dịch Covid-19 đã khiến điều này trở nên tồi tệ nhất.

Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, chỉ có khoảng 17/51 quốc gia tham gia khảo sát cung cấp các dịch vụ y tế do chính phủ tài trợ cho cả người dân và người di cư, bất kể tình trạng di cư của họ. Trong đại dịch Covid-19, IOM cung cấp các dịch vụ y tế trực tiếp trong khi giúp một số chính phủ tích hợp các biện pháp y tế công cộng vào hệ thống di cư của họ, gồm lập bản đồ di chuyển dân số tại các điểm nhập cảnh biên giới như ở Cộng hòa Dân chủ Congo; giám sát dịch bệnh dựa vào cộng đồng đối với lao động nhập cư từ Nam Phi trở về Mozambique; đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ y tế thiết yếu như ở Jordan và Libya; phát triển giao tiếp thân thiện với người di cư và sự tham gia của cộng đồng về các rủi ro của Covid-19 như ở Ai Cập và Colombia; hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội như ở Nigeria...

Không được bỏ quên

Tổng Giám đốc Antonio Vitorino kêu gọi cần đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng với các vaccine ngừa Covid-19 cho người xin tị nạn và những người di cư dễ bị tổn thương khác tại châu Âu nói riêng và thế giới nói chung, vì sự an toàn của chính họ cũng như an toàn cho toàn thể cộng đồng tại nước tiếp nhận.

Ông Vitorino cho rằng, các nước thành viên EU hiện đang đối mặt với thách thức là đảm bảo việc tiếp cận vaccine cho tất cả mọi người trong lãnh thổ nước mình, không chỉ cho công dân nước họ mà còn cho toàn bộ người tị nạn và người di cư đang ở châu Âu.

Trước đó, ngày 17-12, Chủ tịch Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), Francesco Rocca, cho biết: “Khi các quốc gia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, người di cư có nguy cơ bị loại trừ. Việc phân phối vaccine không công bằng có nguy cơ làm suy yếu sức khỏe chung của tất cả mọi người”. Một báo cáo gần đây của IFRC cho thấy, những người di cư đã mắc Covid-19 do bị hạn chế tiếp cận với các cơ sở y tế thiết yếu, các dịch vụ cấp nước, vệ sinh cũng như điều kiện sống và làm việc không an toàn khiến việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản trở nên khó khăn hơn. Điều đó cho thấy, những người di cư đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự suy thoái kinh tế do Covid-19, bị bỏ quên và thường xuyên phải đối mặt với kỳ thị và phân biệt đối xử đôi khi dưới hình thức bạo lực.

IFRC đã tăng cường hỗ trợ người di cư, người tị nạn và người xin tị nạn để đối phó với các tác động của đại dịch Covid-19. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các khoản nợ hộ gia đình của người di cư tăng gấp đôi và hơn 80%. Thông qua Mạng lưới an toàn xã hội khẩn cấp (ESSN), do EU tài trợ, 1,8 triệu người tị nạn nhận được hỗ trợ tiền mặt hàng tháng để giúp trang trải các nhu cầu thiết yếu.

Tin cùng chuyên mục