Sau khi nghe ý kiến của các bên, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, cho rằng, do tình hình dịch Covid-19 nên doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn cả về nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường tiêu thụ. Do đó, phương án được Hội đồng Tiền lương quốc gia nêu ra để bỏ phiếu là: tiếp tục thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu vùng theo tháng của năm 2020 đết hết năm 2021 (không điều chỉnh trong năm 2021); chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng.
Tại phiên họp này, có 13 thành viên tham gia hội đồng nhưng chỉ có 9 thành viên tham gia bỏ phiếu. Kết quả cả 9 phiếu (chiếm 69,2%) đồng ý với phương án của hội đồng đưa ra. Các thành viên không tham gia bỏ phiếu là đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, do đại diện của người lao động chưa đồng ý với phương án được đưa ra bỏ phiếu.
Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, mặc dù đại diện của Công đoàn Việt Nam không tham gia bỏ phiếu và đề xuất phương án điều chỉnh lương vào tháng 7-2021, nhưng với tỷ lệ 9/13 thành viên bỏ phiếu thông qua, phương án không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ được Hội đồng Tiền lương quốc gia trình lên Chính phủ xem xét quyết định. Các ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng vẫn được ghi nhận và trình Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục

Làn sóng Covid-19 thứ 3 của Việt Nam đã đạt đỉnh, nhiều khả năng sẽ kết thúc cuối tháng 3-2021

Đầu năm, ngư dân miền Trung trúng mùa cá cơm

Từ hôm nay 25-2, tình trạng xâm nhập mặn tại ĐBSCL vào đợt cao điểm

Thành phố luôn ghi nhớ công lao của các Thầy thuốc đi trước

TPHCM phát lệnh gọi gần 4.000 công dân nhập ngũ năm 2021

Đầu năm, ngư dân trúng mùa cá cơm

Đảm bảo giao quân đạt chỉ tiêu, chất lượng cao

Tây Nguyên khẩn cấp phòng chống cháy rừng

Ngôi nhà thiện nguyện
