Theo đó, mức giá vé bình quân của đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đề xuất cao hơn xe buýt khoảng hơn 40%.
Cụ thể, sẽ có một mức giá cố định chung (giá mở cửa), sau đó cộng thêm tiền cho mỗi kilomet, theo nguyên tắc đi bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Mức giá vé lượt khác với giá vé tháng. Trong đó, vé tháng được tính theo thời gian thực, đủ 30 ngày, không tính theo thời gian từ đầu tháng đến cuối tháng theo lịch như xe buýt hiện nay.
Trước đó, theo kết quả khảo sát của Metro Hà Nội với hơn 1.500 người dân Hà Nội sống gần tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho thấy, đa số ý kiến chấp thuận giá vé đường sắt đô thị cao hơn giá vé xe buýt từ 30%-37%; Giá vé tháng cao hơn 15%-20%. Ví dụ, giá xe buýt là 7.000 đồng thì vé đường sắt là 10.000 đồng/vé.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được vận hành thử từ hôm 22-9, trong thời gian từ 3 đến 6 tháng. Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) đặt mục tiêu đưa dự án vào khai thác thương mại trước Tết Nguyên đán 2019.
Tin cùng chuyên mục

Tăng cường kiểm tra và xử lý tình trạng chậm, hủy chuyến bay

Điều chỉnh những bất cập trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây

Đảm bảo thông tin liên lạc tàu thuyền trên biển

Long An: Khởi công xây dựng đường tỉnh 826E thành phần 2

Kéo dài thời gian lưu thông miễn phí trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thêm 30 ngày

TPHCM có hơn 40% thí sinh rớt trong lần thi mô phỏng ô tô đầu tiên

Thành lập tổ công tác thực hiện dự án Vành đai 3 TPHCM

Tạm cấm phương tiện lưu thông khu vực trung tâm TPHCM

Pacific Airlines đối diện nguy cơ dừng hoạt động
