“Dễ ăn của ngoại”

- Nhiều khách hàng mua trái cây tươi trên vài sàn thương mại điện tử đang than phiền. Từ đặt hàng tới giao hàng quá lâu, rồi khi nhận thì những vải, chuối… đều đã hư phần lớn.

- Nghe vậy là biết kho vận không đảm bảo. Với rau củ, trái cây tươi, ngay từ lúc thu hoạch đã phải khử trùng, phân loại sắp xếp theo quy chuẩn. Sau đó, đồ tươi phải lập tức đưa về các kho tập trung bằng xe lạnh. Tiếp đó, việc đóng gói, vận chuyển từ kho tới khách mua cũng phải chính xác về thời gian. Chỉ cần một lần hư hao, không xứng với số tiền bỏ ra là khách hàng chê liền.

- Tưởng cứ áp dụng thương mại điện tử là nhanh hơn các kênh phân phối truyền thống?

- Nhanh hay chậm, chất lượng tốt hay không là do năng lực của nhà kinh doanh chứ không phải danh nghĩa của phương thức. Nói sơ sịa như trên cũng thấy rằng làm gì cũng phải chuẩn bị cho căn cơ. Kinh tế số mở ra nhiều cơ hội rất nhanh, nhưng sàng lọc những “tay mơ” cũng rất lẹ. Khi người tiêu dùng càng có nhiều thông tin để lựa chọn và phản hồi, quyền lực tiêu dùng càng lớn. Và đó là sự sàng lọc công bằng để thị trường lành mạnh.

- Từ doanh nghiệp quy mô ngàn tỷ đến những người kinh doanh siêu nhỏ bán “đồ ăn nhà làm”, rốt cuộc phải đảm bảo chất lượng dịch vụ mới sống sót được. Đừng dòm người khác kiếm được tiền mà tưởng… “dễ ăn của ngoại”!

Tin cùng chuyên mục