ĐBSCL: Tết không quên lo hạn, mặn

Những tác động từ hạn hán và xâm nhập mặn đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân ĐBSCL. Kênh rạch khô cạn, đất đai nứt nẻ, hàng ngàn hécta lúa đang khát và chết dần, nguy cơ thiếu nước sinh hoạt là không tránh khỏi...
Nhiều kênh rạch dẫn nước ngọt phục sản xuất tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã dần khô cạn. Để tránh mặn xâm nhập nội đồng, buộc các cống ngăn mặn ở sông cái phải đóng cửa, dẫn đến nhiều kênh nội đồng không còn nước.
Các kênh nội đồng dẫn nước hiện đã khô cạn, trong khi hàng ngàn diện tích lúa tại Long Phú, Sóc Trăng đang "khát nước" nghiêm trọng.
Trong vòng 10 đến 15 ngày nữa nếu không có nước ngọt, hơn 3.500 ha lúc sẽ chết trắng. Hiện nhiều nông dân đã đầu tư từ 5 triệu đồng đến 10 triệu/ha gần như trắng tay.
Trà lúa từ 15 đến 30 ngày tuổi đã thiếu nước từ nửa tháng nay
Cánh đồng sản xuất lúa vụ 3 hơn 3.500ha tại Long Phú, Sóc Trăng đang khô cằn, nứt nẻ
Tình trạng khô cạn tại các kênh rạch, kèm theo độ mặn cao buộc nhà máy xử lý nước mặt (công suất 10.000m3/ngày đêm) tại Sóc Trăng phải tạm ngưng hoạt động, dẫn đến nguy cơ thiếu nước trong sinh hoạt.
Anh Thạch Tiến (41 tuổi, ngụ xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) chỉ biết nhìn hơn 5.000 m2 lúa được 30 ngày tuổi chết dần từng ngày vì thiếu nước ngọt
Anh Thạch Sol (26 tuổi, ngụ huyện Long Phú) cho biết, với tình hình hạn mặn này anh và vợ phải đi Bình Dương làm thuê để kiếm sống, vì đã bỏ vốn liếng vào hơn 1 ha lúa nhưng giờ thì mất trắng.
Hàng ngàn hécta lúa vụ 3 tại các cánh đồng Kinh 11, 12, 13 (Long Phú, Sóc Trăng) người dân đã "bỏ thí" vì không còn hy vọng mặn sẽ rút
Ngành nông nghiệp huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho biết, độ mặn ghi nhận ở các cống vẫn còn ở mức cao (khoảng 3,7‰ đến 3,8‰) nên chưa thể cho nước vào. Trong khi đó, hiện gió chướng (gió mùa Đông Bắc) đang hoạt động mạnh lên, nên thời điểm qua Tết sẽ làm đỉnh điểm của hạn mặn. Kéo theo đó, hơn 3.500 ha lúa lúa vụ 3 trên địa bàn sẽ mất trắng.

Tin cùng chuyên mục