
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, mô hình lúa - tôm không mới, nhưng thời gian qua phát triển còn “phập phù”, chưa khai thác hết và phát huy hết giá trị. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu thì đây được xem là mô hình thông minh, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, để mô hình lúa - tôm phát triển bền vững cần có tư duy, có giải pháp nâng cao giá trị.

Theo UBND tỉnh Bạc Liêu, năm 2001, tỉnh bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình lúa - tôm. Hiệu quả bước đầu mang lại từ mô hình này khá cao so với độc canh cây lúa nên tốc độ tăng diện tích sản xuất lúa - tôm trong giai đoạn này khá nhanh, từ 5.851ha sản xuất ban đầu đã tăng lên 39.578ha vào năm 2020 và tăng gấp gần 6,8 lần so với năm 2001 (sau 20 năm). Hiện, tổng thu nhập trên 90 triệu đồng/ha; lợi nhuận 40 - 60 triệu đồng/ha/năm.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, trong chuyển dịch cơ cấu, mô hình canh tác lúa - tôm đều tăng qua từng năm về diện tích, năng suất và giá trị gia tăng. Đây là mô hình phát triển bền vững, lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa; có nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất.
Có thể nói, lúa - tôm là mô hình bền vững, hiệu quả, tạo ra các sản phẩm sạch, phù hợp với quy trình GAP, giúp nông dân áp dụng các biện pháp canh tác, ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
Tin cùng chuyên mục

Các đồng bằng tạo ra “giỏ thực phẩm” đang chịu tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu

Chợ Gạo lo… hết gạo

Đổ nợ vì sâm Ngọc Linh chết hàng loạt

Xuất khẩu điều giảm do giá dầu tăng, dịch bệnh, chiến tranh Nga - Ukraina

TP Cần Thơ có 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Nước mắm Việt Nam hướng tới xuất khẩu

“Thủ lĩnh” trồng lúa nếp hữu cơ

Chế tài mạnh việc xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định

Tây Nguyên: Tái canh, ghép cải tạo hơn 38.000ha cà phê
