Đáng lưu ý là ở cả 3 hợp phần (đăng ký mới; bổ sung và góp vốn; mua cổ phần), dòng vốn đầu tư nước ngoài đều có xu thế tăng.
Cụ thể, cả nước có 1.363 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 6,46 tỷ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 505 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,63 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Cùng kỳ, có 3.160 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 7,65 tỷ USD, gấp 2,8 lần so với cùng kỳ và chiếm 45,7% tổng vốn đăng ký. Trong khi đó, tốc độ giải ngân vốn vẫn duy trì được mức tăng nhẹ, ước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Đã có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hồng Công dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD; Hàn Quốc đứng thứ hai với 2,62 tỷ USD. Hà Nội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký hơn 4,79 tỷ USD; TPHCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,78 tỷ USD; Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký hơn 1,25 tỷ USD…
Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số

Khởi công giai đoạn 2 dự án FLC Quảng Bình

Nhân rộng mô hình Khu Liên hiệp Công nghiệp và Đô thị Becamex

Đồng Nai: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 720.000 tỷ đồng

Nghiên cứu nhà máy điện gió trên biển Vũng Tàu

Hơn 141.000 tỷ đồng cam kết và ghi nhớ đầu tư vào Quảng Bình

Quảng Bình: Phê duyệt danh mục 62 dự án kêu gọi đầu tư với gần 95.000 tỷ đồng

TPHCM đề xuất 8 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài

Chờ quyết định cơ chế phát triển điện gió, điện mặt trời
