Do không gian lễ bế mạc sẽ được tổ chức trong nhà, có không khí ấm cúng, gần gũi, gắn kết nên công nghệ sẽ không được áp dụng nhiều. Các tiết mục trong lễ khai mạc lấy chất liệu dân gian làm chủ thể, còn lễ bế mạc lại xây dựng với màu sắc trẻ trung, hiện đại, nhấn mạnh một Đông Nam Á đang hội nhập mạnh mẽ với dòng chảy chung của toàn thế giới. Cũng vì quy mô nhỏ hơn nên công nghệ âm thanh và ánh sáng cũng khác so với lễ khai mạc, nhưng lễ bế mạc cũng được kỳ vọng rất rực rỡ, sống động, sâu sắc và ấn tượng.
Đặc biệt, tại lễ bế mạc, hình ảnh về một Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, tinh hoa và sức mạnh của đất nước Việt Nam; một thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, được bạn bè quốc tế tôn vinh là Thành phố vì hòa bình… sẽ tiếp tục được tái hiện.
Lễ bế mạc cũng sẽ kể lại câu chuyện của đêm khai mạc với những hình ảnh đẹp nhất, ấn tượng nhất bằng tiết mục múa nón đã đoạt giải Asian Got Talent. Một phần nghi lễ không thể thiếu của các lễ bế mạc SEA Games là lễ trao cờ đăng cai đại hội của nước chủ nhà kỳ SEA Games trước cho nước chủ nhà kỳ SEA Games kế tiếp. Tại đây, sau nghi lễ nhận cờ, nước chủ nhà của SEA Games 32 - Campuchia sẽ mang đến những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với những câu chuyện tiêu biểu về đất nước, con người, văn hóa của xứ sở Angkor Wat để chào đón các quốc gia tham dự SEA Games 32.
Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách Nguyễn Đình Chiểu - Danh nhân Văn hóa thế giới

Ban tổ chức Festival Huế xin lỗi vì sự cố chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn

Ấn tượng Tuần lễ Festival Huế 2022

Anh em nhà MC Tuấn Tú - Phan Anh trải lòng trên sóng truyền hình

Triển lãm ảnh “Nguyễn Đình Chiểu – Cuộc đời và sự nghiệp"

Thêm một bài thơ yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu

Hoàng Dũng, Suni Hạ Linh, Orange, GREY D kết hợp trong series âm nhạc “Hương mùa hè”

Đặc sắc không gian văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam

H’Hen Niê ngọt ngào khi trở thành vedette trong BST mới của NTK Đỗ Mạnh Cường
